Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 3, Ngày 12/10/2021, 14:00
Tân Châu: Nông dân đầu nguồn chuyển đổi mô hình làm ăn
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
12/10/2021 | Văn Phô

(TUAG)- Thông thường hàng năm, cứ vào khoảng tháng 7, tháng 8 (âm lịch), ở khu vực đầu nguồn thị xã Tân Châu nước lũ đã đạt đỉnh. Nhưng giờ đây, trên những cánh đồng giáp biên thuộc 2 xã Phú Lộc và Vĩnh Xương mực nước rất thấp so với những năm trước, điều đó đồng nghĩa không có lũ. Lũ không về khiến những cư dân mưu sinh nhờ vào con nước gặp vô vàng khó khăn. Để có sinh kế, bà con phải tìm cách chuyển nghề, tìm mô hình làm ăn để phát triển kinh tế gia đình.

Theo ông Huỳnh Văn Tùng, ngụ xã Phú Lộc, là một trong ngư dân chuyên hành nghề đánh bắt thủy sản mùa lũ. Tuy nhiên, 2 năm nay, ông Tùng không còn hy vọng lũ về, những tay lưới được ông chuẩn bị khi lũ về, xem như là kỷ niệm của mấy mươi năm theo nghề khai thác cá mùa lũ. Hiện nay, ông được Chính quyền địa phương hướng dẫn chuyển đổi sang mô hình nuôi lươn trong bồn, vốn đầu tư ít nhưng hiệu quả khá cao. Với 4 bồn nuôi khoảng 2.000 con lươn, sau gần 7 tháng, ông Tùng thu lợi nhuận hơn 35 triệu đồng.

 Nongdan-TC-chuyendoimohinh-1.jpg

Mô hình chăn nuôi lươn của ông Huỳnh Văn Tùng, xã Phú Lộc

Còn đối với anh Trần Vũ Phong, cùng ngụ xã Phú Lộc, cũng là một trong ngư dân chuyên mưu sinh vào mùa lũ; thay gì không trông chờ nước lũ như những năm trước, anh lại chọn cho mình mô hình nuôi dê và có thu nhập khá hơn. Anh tận dụng đồng cỏ mênh mông trên những cánh đồng không có lũ làm nguồn thức ăn cho dê. Hiện chuồng dê của gia đình anh đã phát triển lên hơn 70 con. Lợi nhuận mỗi năm thu về gần cả trăm triệu đồng.

Hai năm gần đây, nước lũ không về, một số ngư dân hành nghề truyền thống đánh bắt thủy sản, không còn mặn mà với việc mưu sinh theo con nước nữa, đã chuyển đổi nghề khác. Nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân, Chính quyền địa phương đã vận động Nhân dân mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất làm ăn trong mùa lũ như: chăn nuôi, học nghề và hỗ trợ vốn làm ăn, nhằm mang tính ổn định và bền vững hơn cho người dân. Điển hình tại xã đầu nguồn Phú Lộc, sau khi được hỗ trợ nguồn vốn, đa phần các hộ chọn mô hình chăn nuôi dê, lươn, bởi đây là mô hình phù hợp với thổ nhưỡng địa phương hiện nay và thực hiện chăn nuôi theo hình thức "lấy công, làm lời", nhiều hộ gia đình đã tận dụng tìm kiếm nguồn thức ăn từ thiên nhiên, để làm thức ăn cho lươn, cho dê,… nhờ vậy mà giúp nhiều gia đình cải thiện cuộc sống.

Nongdan-TC-chuyendoimohinh-2.jpg

Mô hình chăn nuôi dê của anh Trần Vũ Phong, xã Phú Lộc

Hiện nay, trên địa bàn thị xã Tân Châu có hàng chục mô hình chăn nuôi giúp nông dân chuyển đổi sinh kế sau nhiều năm lũ cạn, giúp bà con không phải sống phụ thuộc vào con nước ngày càng ít đi. Ông Phạm Văn Hải, Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Tân Châu cho biết: "Với mực nước thấp như hiện nay, địa phương cũng quan tâm đối với hộ nghèo và những hộ chuyên sống trong mùa nước nổi, bằng cách chuyển đổi nghề, thông qua mô hình chăn nuôi dê rất là phát triển. Thứ hai là chăn nuôi các loài thủy sản trong bồn, ví vụ như lươn hoặc cá lốc, để chuyển dần khai thác thiên nhiên qua mô hình nuôi, để làm sao có công ăn việc làm, tạo thu nhập mang tính bền vững hơn".

Nhìn chung đời sống người dân khu vực biên giới Vĩnh Xương, Phú Lộc bây giờ, điều kiện sống tốt hơn xưa rất nhiều và không ngừng được nâng lên. Mỗi năm lũ về, người dân đã có nơi sinh sống an toàn trên các cụm, tuyến dân cư. Hộ gia đình chính sách cũng như hộ nghèo được Nhà nước chăm lo rất chu đáo. Hạ tầng nông thôn từng bước đầu tư hoàn thiện, xe 4 bánh đã chạy đến trung tâm xã, đi về các ấp một cách dễ dàng; điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng khang trang; tỷ lệ nước sạch, điện nông thôn được phủ kính toàn xã; hiện người dân nơi đây đang cùng chính quyền đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới để địa phương sớm được công nhận là xã nông thôn mới theo lộ trình.

Giờ đây, những cánh đồng mênh mông nước sau khi lũ tràn về ở vùng đầu nguồn đã trở thành quá khứ. Nhưng thay vì lo lắng chuyện cá không về theo con nước, nhiều nông dân vùng đầu nguồn Tân Châu đã có thể chuyên tâm vào các mô hình sinh kế mới, có sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương. Đây cũng mà cách thích ứng của người dân vùng đầu nguồn, dẫu rằng bà con vẫn luôn đau đáu ngóng trông con nước về mỗi khi vào mùa lũ./.

Văn Phô

Lượt người xem:  Views:   429
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by