Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 3, Ngày 21/09/2021, 16:00
Nỗ lực của ngành Công thương An Giang trong thời dịch bệnh COVID-19
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
21/09/2021 | Hạnh Châu

​(TUAG)- Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp, Sở Công thương An Giang đã kịp thời chỉ đạo, điều hành, quán triệt kịp thời các văn bản chỉ đạo đến các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch. Tập trung triển khai các hoạt hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, phối các sở ngành liên quan tổ chức nhiều buổi kiểm tra, thẩm định việc triển khai các biện pháp đảm bảo “3 tại chỗ” của các doanh nghiệp làm cơ sở để xem xét, chấp thuận cho các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, đảm bảo duy trì tốt hoạt động sản xuất và an toàn phòng, chống dịch. Đặc biệt luôn hỗ trợ những doanh nghiệp “3 tại chỗ” nhất là doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp ngành xay xát, chế biến gạo về các thủ tục, cách tổ chức thực hiện, cách phòng, chống dịch để đảm bảo an toàn trong sản xuất; ưu tiên vaccine cho những doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”... qua đó góp phần không làm gián đoạn tiến độ thu mua và tiêu thụ lúa vụ hè thu năm 2021.

Nỗ lực phòng, chống dịch

Giám đốc Sở Công thương An Giang Nguyễn Minh Hùng cho biết: Qua rà soát, toàn tỉnh có 350 doanh nghiệp, trong và ngoài cụm công nghiệp các huyện, thị, thành chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ lệ trên 90% ngành công nghiệp toàn tỉnh; trong đó có 25 doanh nghiệp trong cụm công nghiệp. Hiện nay còn khoảng 80 doanh nghiệp đang duy trì sản xuất theo phương án ”3 tại chỗ”, trong số này chủ yếu là các doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: Gạo, thủy sản, rau quả đông lạnh...

Nganh-congthuong-dich-1.jpg
Hỗ trợ tiêu thụ nông sản

Sở Công thương chủ động phối hợp với các Sở, ngành và địa phương đẩy mạnh quyết liệt các giải pháp bình ổn thị trường, đảm bảo cung cầu hàng hóa cân đối, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại. Nhờ đó, tính đến thời điểm này, có thể khẳng định hàng hóa thiết yếu tại An Giang đảm bảo đủ cung ứng cho người dân, không xảy ra tình trạng khan hiếm, gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa. Hiện nguồn hàng hóa thiết yếu tại chỗ có thể cung ứng cho người dân trong tỉnh thời gian từ 7-10 ngày và khoảng 1 tháng với điều kiện vận chuyển lưu thông bình thường. Hiện có 22 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia bình ổn thị trường còn dự trữ hàng hóa đến thời điểm này còn khoảng 2.362 tỷ đồng (tương đương khoảng 59% so với kế hoạch đầu năm). Sức mua sắm của người dân hiện tại chỉ bằng khoảng 60-70% so với bình thường trước khi giãn cách xã hội do người dân thắt chặt chi tiêu, chỉ mua sắm các mặt hàng thiết yếu hàng ngày.

Ông Hùng cho biết: Để siết chặt hơn nữa các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh tại các chợ, siêu thị, cửa hàng, Sở Công thương đã phối hợp các sở, ngành và UBND các địa phương triển khai hàng loạt các giải pháp, hướng dẫn của Bộ ngành trung ương và UBND tỉnh các biện pháp phòng chống dịch tại các chợ, như: Giảm số lượng hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ (chỉ cho các hộ tiểu thương kinh doanh hàng thiết yếu); tổ chức xét nghiệm sàng lọc và tiêm vaccine cho các đối tượng tại chợ, siêu thị, cửa hàng. Đối với các chợ bị đóng cửa do dịch bệnh COVID-19 chỉ được phép hoạt động trở lại khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định; 100% tổ chức, cá nhân quản lý chợ, người bán hàng, người lao động tại chợ (người làm việc tại chợ) đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine. Tăng cường kiểm tra giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 và các quy định phòng, chống dịch COVID-19 đối với lái xe, người giao hàng đi cùng và phương tiện vận chuyển hàng hóa khi ra, vào các địa điểm giao nhận hàng hóa thuộc địa bàn quản lý để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm. Tạo mã QR điểm kiểm dịch tại cửa vào chợ, siêu thị, cửa hàng; thực hiện thông điệp 5K đặc biệt là luôn đeo khẩu trang và giữa khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác theo quy định...

Hoạt động thương mại, xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp

Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 và việc thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, doanh thu thương mại dịch vụ trong tháng 8-2021 chỉ đạt 10.175 tỷ đồng, giảm 14,79% so tháng trước, giảm 16,97% so cùng kỳ. Tuy nhiên, cộng dồn 8 tháng đầu năm đạt 101.210 tỷ đồng, tăng 3,95% so cùng kỳ. Hiện nguồn hàng tại các hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi khá dồi dào, giá cả ổn định, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu người dân. Giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng/giảm tùy từng loại dao động 5-10% so với trước khi giãn cách xã hội. Nhiều hoạt động thương mại điện tử triển khai hiệu quả như thanh toán không dùng tiền mặt, chương trình đi chợ hộ... nhằm đưa hàng hóa nhanh nhất đến tay người tiêu dùng đảm bảo tuân thủ quy định phòng chống dịch.

Nganh-congthuong-dich-2.jpg
Lượng hàng hóa dồi dào, An Giang đảm bảo đủ cung ứng cho người dân, không xảy ra tình trạng khan hiếm, gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.

Tình hình xuất khẩu tháng 8/2021 của các doanh nghiệp tiếp tục giảm so với tháng trước do dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông, thủy sản. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 8-2021 đạt 85,53 triệu USD, bằng 90,02% so tháng trước và bằng 93,60% so cùng kỳ. Cộng dồn từ đầu năm đến nay đạt 728,71 triệu USD, tăng 2,29% so cùng kỳ năm trước.

Để duy trì thương mại biên giới lực lượng chức năng khu vực biên giới đã phối hợp, thực hiện tốt công tác vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, thủ tục thông quan xuất, nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang vẫn đảm bảo hoạt động đúng quy định, hoạt động thương mại biên giới của thương nhân và cư dân hai bên biên giới diễn ra thông thoáng, không bị ùn tắc tại khu vực cửa khẩu và đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch COVID-19. Ước tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh 8 tháng đầu năm 2021 đạt gần đạt gần 1,9 tỷ USD, tăng 47% so cùng kỳ năm 2020.

Ông Hùng cho biết: Để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động, Sở Công thương đã có tờ trình UBND tỉnh về việc danh mục hàng hóa thiết yếu trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; tham mưu UBND tỉnh tổ chức xét nghiệm sàng lọc cho đội ngũ nhân viên giao, nhận hàng hóa (shipper); ban hành kế hoạch triển khai lộ trình thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực thương mại đến năm 2025... Ngoài ra, kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước: phối hợp siêu thị Tứ Sơn triển khai tổ chức “Chuyến xe lưu động” bán hàng thiết yếu tận nhà dân (tại TP. Châu Đốc, huyện An Phú, Tịnh Biên); phối hợp Viettel Post An Giang, Vinmart/Vinmart+ An Giang và Bách hóa xanh triển khai chương trình “Đi chợ hộ”... Các Sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông thủy sản của các huyện, thị, thành được 4,5 tấn măng tre rừng, 4,3 tấn nhãn xuồng Khánh Hòa, 4,6 tấn bưởi da xanh, 5,5 tấn dưa leo, 1 tấn thanh long, 22.000 trứng vịt; 12 tấn bắp nếp...

Nganh-congthuong-dich-3.jpg
Test nhanh COVID-19, xét nghiệm SARS-CoV-2 cho lực lượng tài xế, giao hàng

Ngoài ra, còn hỗ trợ doanh nghiệp trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa, nông sản: gửi Sở Giao thông-Vận tải hỗ trợ 39 doanh nghiệp đăng ký Giấy nhận diện cho phương tiện (6 doanh nghiệp xuất khẩu gạo đăng ký luồng xanh đường bộ, 5 doanh nghiệp xuất khẩu gạo đăng ký luồng xanh đường thủy...). Hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân tiêu thụ lúa vụ hè thu 2021 như: Hỗ trợ 5 công ty (Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời; Công ty Cổ phầ XNK An Giang; Công ty TNHH SDC; Công ty TNHH Angimex-Kitoku; Công ty Cổ phần Giống cây trồng Cửu Long) đến thu mua lúa trên địa bàn tỉnh được thuận lợi tại các vùng nguyên liệu đã ký kết. Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giới thiệu cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời tiêu thụ ngoài vùng liên kết gần 1.419 ha tại các huyện Thoại Sơn, Tri Tôn, Châu Thành, Phú Tân; gửi UBND huyện Phú Tân hỗ trợ tạo điều kiện di chuyển lực lượng tham gia vào hoạt động “3 tại chỗ” để thu hoạch cá tra thương phẩm của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn...

Từ nay đến cuối năm, Sở Công thương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyền truyền về công tác bình ổn thị trường và phòng chống dịch COVID-19; phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa thiết yếu cung ứng trên địa bàn được thông suốt, đảm bảo công tác phòng chống dịch. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong công tác phòng chống dịch và lưu thông hàng hóa khi qua các khu vực kiểm soát phòng chống dịch. Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp thông tin, nội dung có liên quan đến thúc đẩy hợp tác, giao lưu thương mại, thông tin về xuất nhập khẩu giữa An Giang-Châu Phi. Xây dựng Kế hoạch triển khai phát triển hệ thống logistics tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025; thường xuyên trao đổi, nắm thông tin tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19 tại Campuchia và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới của tỉnh để chủ động phối hợp lực lượng chức năng khu vực cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cư dân biên giới tham gia hoạt động biên mậu.

HẠNH CHÂU


Lượt người xem:  Views:   199
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by