Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 5, Ngày 02/09/2021, 22:00
An Giang cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/09/2021 | Hạnh Châu

(TUAG)- Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là một trọng tâm ưu tiên của An Giang trong những năm qua. Tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải thiện, đồng thời đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cho từng sở, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện, gắn với nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (chỉ số PCI) và năng lực cạnh tranh cấp Sở, Ban, ngành và địa phương (chỉ số DDCI) tỉnh.

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện thị xã thành phố theo chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện cải thiện điểm số và thứ hạng các chỉ số: cấp phép xây dựng, đăng ký tài sản, giải quyết tranh chấp hợp đồng, giải quyết phá sản doanh nghiệp, chất lượng quản lý hành chính đất đai, ứng dụng công nghệ thông tin, chất lượng đào tạo nghề... UBND tỉnh cho biết: xác định cải thiện năng lực cạnh tranh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, An Giang đã tiến hành khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, Ban, ngành và địa phương (Bộ chỉ số DDCI). Sau khi có kết quả chính thức chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, Ban, ngành và địa phương (DDCI) năm 2020, UBND tỉnh đã công bố thông tin chính thức trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh (http://angiang.gov.vn) và trên website DDCI tỉnh An Giang (https://angiang.ddci.org.vn). Căn cứ kết quả công bố, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đưa ra những đề xuất, giải pháp kịp thời triển khai nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh trong năm 2021.

 Caithiendautu-1.jpg

An Giang cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thu hút đầu tư để thúc đẩy phát triển.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang: những tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình dịch bệnh COVID-19, nhưng với sự đồng lòng vượt qua khó khăn của nhân dân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, đặc biệt là trong công tác cải cách hành chính, tăng sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (chỉ số hài lòng năm 2020 đạt 88,56%, tăng 3,57% so với năm 2019), tỉnh An Giang vẫn đảm bảo thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2021 được 4.530 tỷ đồng (đạt 68% dự toán UBND tỉnh giao, 73% dự toán năm Bộ Tài chính giao và bằng 114% so với cùng kỳ).

Điểm nổi bật, tính từ đầu năm đến ngày 15-6-2021, toàn tỉnh An Giang có 347 doanh nghiệp đăng ký mới và 236 đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động với tổng số vốn đăng ký 4.535 tỷ đồng. So với cùng kỳ, số doanh nghiệp đăng ký tuy giảm 16 doanh nghiệp (giảm 4,41% so cùng kỳ), nhưng số đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động tăng 29 đơn vị (tăng 14,01% so cùng kỳ), số vốn đăng ký cũng tăng 1.774 tỷ đồng (tăng 64,25% so cùng kỳ). Nâng lũy kế đến nay, số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên toàn tỉnh An Giang đạt 11.297 doanh nghiệp và 10.445 đơn vị trực thuộc với tổng vốn đăng ký 72.338 tỷ đồng.

Để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tỉnh tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính thuế, triển khai đầy đủ các ứng dụng nâng cấp mới phù hợp do sửa đổi, bổ sung cải cách hành chính thuế, quy trình nghiệp vụ thuế, các chính sách thuế có sửa đổi, bổ sung... đạt nhiều kết quả quan trọng. Theo Cục thuế An Giang, ngành đã tăng cường ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế điện tử giúp cho người nộp thuế tiện lợi gửi hồ sơ khai thuế, giảm bớt thời gian đến cơ quan thuế. 100% doanh nghiệp gửi hồ sơ khai thuế qua mạng. Ngoài ra, ngành thuế còn thực hiện ứng dụng nộp thuế điện tử: đã kết nối với hơn 46 ngân hàng thương mại cả nước, nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử qua tài khoản ngân hàng; phối hợp, hỗ trợ các phòng chức năng triển khai thực hiện ban hành văn bản xử lý hoàn thuế bằng phương thức điện tử.

Đối với ngành Xây dựng, tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan. UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 441/UBND-KTN chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản để đảm bảo thị trường bất động sản minh bạch, phát triển bền vững. Trong 6 tháng đầu năm 2021, ngành xây dựng đã thực hiện thẩm định 98 dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở. Tỉnh còn ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh An Giang đến năm 2025. Tổ chức thực hiện 32 nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cấp 20.000 tem nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp đủ điều kiện.

Điểm sáng, An Giang thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các Sở, Ban ngành để giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn, dưới sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện dự án, hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn An Giang, tỉnh đã tiến hành lấy ý kiến đề xuất, kiến nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các đề xuất, kiến nghị đã được tỉnh giải quyết thấu tình, hợp lý. Đồng thời ban hành kế hoạch 74/KH-UBND hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021; xây dựng chuyên mục "Trả lời vướng mắc pháp lý" tại chuyên trang Doanh nghiệp của Cổng thông tin điện tử tỉnh, địa chỉ: http://angiang.gov.vn/wps/portal/Home/doanh-nghiep/congkhai/tra-loivuong-mac-phap-lydn, xử lý hơn 83 đề nghị giải đáp các vướng mắc pháp lý. 100% vướng mắc pháp lý được tiếp nhận và trả lời kịp thời, đúng thời gian quy định.

Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang đã đổi mới hình thức tuyên truyền, đào tạo bằng cách phối hợp các sở, ngành đăng tải các nội dung thay đổi, điều chỉnh và toàn văn Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Xây dựng năm 2020 cùng các văn bản hướng dẫn thực hiện lên Cổng thông tin điện tử của đơn vị để tuyên truyền, phổ biến đến doanh nghiệp, nhà đầu tư. Bởi do ảnh hưởng của dịch COVI-19, không thể tổ chức theo kế hoạch.

Cùng với đó, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính. Theo đó, Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh đã thực hiện rà soát và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh COVID-19. Đồng thời, thực hiện kết nối với các hệ thống của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPOST) thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia và hệ thống hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến toàn quốc. Thực hiện kết nối liên thông giữa các phần mềm trong nội bộ tỉnh: kết nối liên thông giữa hệ thống một cửa điện tử tỉnh với phần mềm quản lý chuyên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường (phần mềm địa chính một cấp tại cấp huyện và cấp tỉnh), Sở Kế hoạch và Đầu tư (phần mềm quản lý hộ kinh doanh cá thể).

Ngoài kết nối liên thông giữa các phần mềm trong nội bộ tỉnh, Trục liên thông LGSP còn thực hiện kết nối liên thông giữa Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh với phần mềm, hệ thống quản lý chuyên ngành của các Bộ, ngành, Trung ương thông qua Trục kết nối liên thông quốc gia (NGSP). Nhằm triển khai mở rộng thanh toán trực tuyến đa dịch vụ, đa sản phẩm thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính mức độ 4. Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh đã kết nối thành công dịch vụ thanh toán trực tuyến qua hệ thống VNPT Pay; kết nối, tích hợp dùng chung hệ thống thanh toán trực tuyến Payment Flatform của Cổng Dịch vụ công Quốc gia để thực hiện thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế… trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện dịch vụ công.

UBND tỉnh còn tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch trung, dài hạn phấn đấu giữ vững và cải thiện thứ hạng phát triển bền vững. Đặc biệt, tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19. Trong 6 tháng đầu năm 2021, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và lãnh đạo của Đảng ủy, UBND tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo hoạt động hệ thống ngân hàng phát triển ổn định. Các tổ chức tín dụng chia sẻ đồng hành với khách hàng vay, giúp từng bước khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Đã có 76.610 khách hàng được hỗ trợ (cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi vay, cho vay mới); tổng dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi vay, cho vay mới 62.559 tỷ đồng, chiếm 72% tổng dư nợ.

Caithiendautu-2.jpg 

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính thuế

Những tháng cuối năm 2021, An Giang sẽ tiếp tục tổ chức quán triệt và triển khai đồng bộ, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; các Nghị quyết của Tỉnh ủy và chỉ đạo của UBND tỉnh về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tiếp tục triển khai xây dựng chính quyền điện tử; triển khai thực hiện dịch vụ công mức độ 4. Thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19; đảm bảo nguồn vốn cho các ngành, lĩnh vực, tạo đà cho khôi phục kinh tế trong bối cảnh diễn biến mới của dịch COVID-19. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; phát triển các dịch vụ, sản phẩm mới, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân, doanh nghiệp. Tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu, triển khai các dự án trên địa bàn, nhất là các dự án lớn, có tính động lực và sự lan tỏa cao. Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh việc ứng dụng và đa dạng hóa các phương thức kinh doanh thương mại điện tử, mua bán trực tuyến; tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, An Giang rất cần các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ tỉnh tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại thông qua nền tảng số, thương mại điện tử, quảng bá sản phẩm xuất khẩu, kết nối giao thương trực tuyến với các đối tác có nhu cầu nhập khẩu... Có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào Khu Kinh tế Cửa khẩu mang tính đặc thù, tách biệt với chính sách áp dụng cho vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Đồng thời ưu tiên nguồn vốn đầu tư các tuyến đường dẫn ra biên giới tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế -xã hội của các địa phương vùng biên giới.

Bài, ảnh: HẠNH CHÂU

Lượt người xem:  Views:   431
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by