Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 3, Ngày 13/04/2021, 11:00
An Giang phát triển kinh tế thời hội nhập
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
13/04/2021 | Hạnh Châu

(TUAG)- Đến nay Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp định thương mại tự do (FTAs) và đang trong quá trình đàm phán 2 FTAs khác, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại.

Tận dụng cơ hội đó và trên nền tảng tiềm năng, lợi thế của tỉnh, năm 2021 An Giang phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Trong đó, mục tiêu xuất khẩu vào các quốc gia tham gia Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) là 55,77 triệu USD (tăng 5,4% so năm 2020) và các quốc gia tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là 145 triệu USD (tăng 16% so năm 2020).

Kinhte-ag-hoinhap-1.jpg

UBND tỉnh An Giang phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Lễ công bố xuất khẩu lô hàng gạo thơm của Tập đoàn Lộc Trời sang Châu Âu theo hiệp định EVFTA

Theo Sở Công thương, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh đạt 930 triệu USD, tăng 4,49% so cùng kỳ và đạt 100% kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu đạt 171,61 triệu USD, tăng 7,26% so cùng kỳ và đạt 95,34% kế hoạch. Trong đó, nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh đạt được như: gạo 270,07 triệu USD, thủy sản 281,95 triệu USD, rau quả 16,7 triệu USD, may mặc 101,43 triệu USD.

 Đối với thị trường các quốc gia tham gia Hiệp định CPTPP, An Giang xuất khẩu đạt 125,4 triệu USD, tăng 22,6% về kim ngạch so năm 2019. Tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU đạt 53,34 triệu USD (thủy sản tăng 2,86%, gạo tăng 20% so năm 2019). Tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh vào thị trường các quốc gia tham gia vào Hiệp định Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đạt 283,9 triệu USD.

Để thực hiện đạt mục tiêu, năm 2021 tỉnh tăng cường tuyên truyền các Hiệp định CPTPP, EVFTA, RCEP. Trong đó, chú trọng triển khai các thông tin về thị trường, ưu đãi thuế quan và các quy định để áp dụng các ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư: 4 nội dung quan trọng tỉnh tập trung thực hiện là: đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thông tin; xây dựng pháp luật, thể chế và cải cách thủ tục hành chính; nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Nguyen-Xuan-Phuc-lamviec-Tan-Chau-7.jpg

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm Khu sản xuất cá tra giống công nghệ cao của Công ty Cổ phần Việt Úc tại xã Vĩnh Hòa, TX. Tân Châu.

Trong công tác tuyên truyền, thông tin hàng quý về sản lượng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh vào thị trường EU, Hiệp định CPTPP; tập huấn các giải pháp, mô hình ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh đáp ứng xu thế toàn cầu hóa về hội nhập, phòng, chống tội phạm lừa đảo, đánh cắp thông tin, gian lận thương mại có yếu tố nước ngoài, sử dụng công nghệ cao. Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên sâu về thị trường các nước tham gia Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định RCEP và các thị trường tiềm năng xuất khẩu của tỉnh. Thiết lập cơ quan đầu mối thông tin về Hiệp định Thương mại tự do tại địa phương. Thông tin về các rào cản kỹ thuật, hạn ngạch, xuất xứ hàng hóa... đến các doanh nghiệp; thông tin cảnh báo về các biện pháp kỹ thuật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý chất lượng, các quy định của các Bộ, ngành liên quan đến sản xuất hàng hóa trong tỉnh lên website TBT-AGi (tbtagi.angiang.gov.vn).

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tỉnh tiếp tục tăng cường cải cách thủ tục hành chính. Trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức; thực hiện đồng bộ các sáng kiến, cách làm hay, hiệu quả về cải cách hành chính và nghiên cứu các giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI). Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên cơ sở gắn với nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và năng lực cạnh tranh cấp Sở, ngành, địa phương (DDCI) An Giang.

 Kinhte-ag-hoinhap-4.jpgKinhte-ag-hoinhap-3.jpg

Sản xuất rau quả và sản phẩm đặc sản xuất khẩu tại Công ty Antesco.


Để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, phát huy lợi thế nền tảng nông nghiệp, tỉnh phát triển các vùng nguyên liệu, chuỗi liên kết phục vụ xuất khẩu. Tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp, gắn kết với nông dân thực hiện mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Triển khai thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh An Giang và Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, phấn đấu phát triển 60 hợp tác xã kiểu mới.

Tỉnh tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và mở rộng vùng nguyên liệu, kết hợp đầu tư nhà máy sơ chế, kho bảo quản, tồn trữ sản phẩm gần vùng nguyên liệu. Thực hiện Đề án OCOP_AG, tập trung phát triển các đặc sản, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch nông thôn. Cùng với ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn được chứng nhận như VietGAP, GlobalGAP, Euro GAP, Asean GAP... và các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm chất lượng, sạch, sinh thái, an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời đáp ứng nguồn cung hàng hóa xuất khẩu vào các thị trường khó tính như EU, Mỹ. Kêu gọi các nhà khoa học nghiên cứu tìm các giải pháp, định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp cho tỉnh trong tình hình dịch bệnh COVID-19 và biến đổi khí hậu; phát triển tài sản trí tuệ; hệ thống truy xuất nguồn gốc; phát triển doanh nghiệp công nghệ số...

Kinhte-ag-hoinhap-2.jpg

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại An Giang

Cùng với đó, tỉnh quan tâm phát triển công nghiệp phục vụ xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp đầu tư đổi mới, hoàn thiện thiết bị, công nghệ và sản xuất thử nghiệm, quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ mời gọi đầu tư vào các cụm công nghiệp. Triển khai các giải pháp cơ cấu lại ngành công nghiệp; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mời gọi đầu tư với các đối tác nước ngoài; thực hiện các hình thức giao thương trực tuyến với các thị trường xuất khẩu.

 Đồng thời xây dựng và quảng bá hình ảnh tỉnh An Giang đến các đối tác nước ngoài, tăng cường giới thiệu các sản phẩm xuất khẩu, tiềm năng xuất khẩu, đặc biệt là sản phẩm OCOP, sản phẩm của các hợp tác xã nông nghiệp đạt chuẩn xuất khẩu của tỉnh đến thị trường truyền thống và các nước thành viên của Hiệp dịnh thương mại tự do; mời gọi doanh nghiệp đầu tư chế biến xuất khẩu.

Giải pháp không kém quan trọng tỉnh có kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với Đề án An Giang điện tử và chương trình Chuyển đổi số của tỉnh. Tin rằng với nhiều giải pháp quyết liệt, đột phá An Giang sẽ còn tiếp tục phát triển, tạo bệ phóng cho tăng trưởng xuất khẩu./.

Hạnh Châu

Lượt người xem:  Views:   2459
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by