Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 5, Ngày 26/11/2020, 10:00
Thanh niên với nghề nghiệp và việc làm trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
26/11/2020 | Hạnh Châu

​(TUAG)- An Giang có dân số đông với trên 1,9 triệu người, hàng năm có trên 20 ngàn người bước vào độ tuổi lao động (LĐ), hầu hết là thanh niên (TN). Nguồn lực lao động dồi dào, song trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người LĐ còn thấp, đặc biệt là nông thôn.

Nhiều năm qua tỉnh quan tâm và xác định đào tạo nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm cho người LĐ, đặc biệt LĐ TN là một trong những nhiệm vụ giải pháp quan trọng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho TN, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Phóng viên có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước xoay quanh vấn đề này.

 PV-PCT-Phuoc.jpg

P.V: Thưa đồng chí, hiện nay Trung ương, tỉnh có chính sách gì hỗ trợ nghề nghiệp cho TN?

Đ/c Lê Văn Phước: Với quan điểm TN là lực lượng động nòng cốt thúc đẩy phát phát triển kinh tế-xã hội (KTXH), thời gian qua cùng với các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách thiết thực khai thác tốt nguồn lực LĐ dồi dào của địa phương cũng như nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người LĐ, như chính sách miễn giảm học phí, chính sách vay tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, chính sách đào tạo nghề cho LĐ nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ... Trong đó, nổi bật là chính sách đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp ở các cấp trình độ, theo đó chương trình đào tạo được xây dựng linh hoạt đáp ứng yêu cầu thực hành, rèn luyện kỹ năng tay nghề cho người LĐ trên dây chuyền thiết bị và công nghệ tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết tiếp nhận 100% người LĐ đạt chuẩn đào tạo tại lớp nghề ngắn hạn và sơ cấp vào làm việc với mức lương khởi điểm 3,5-6 triệu đồng/người/tháng. Đến nay, toàn tỉnh có 21 doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng đào tạo trình độ ngắn hạn cho 8.185 học viên, kinh phí hỗ trợ hơn 9,8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, để vận động, khuyến khích thanh niên gắn với nông nghiệp, nông thôn, tỉnh đã có những chủ trương, chính sách thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu LĐ, đáp ứng nhu cầu việc làm của lực lượng TN và thị trường LĐ. Cụ thể, tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐ nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Qua đó người LĐ tham gia học nghề được tiếp cận  các mô hình, kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về trồng lúa, cây ăn trái, cây dược liệu và nuôi thủy sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm làm ra từng bước đáp ứng theo tiêu chuẩn, chất lượng nông sản sạch, tạo được thị trường đầu ra và giá cả ổn định, nâng cao cuộc sống bản thân và gia đình.

Mặt khác, tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo sâu sát thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp đối với TN hoàn thành nghĩa vụ Quân sự, nghĩa vụ Công an, TN tình nguyện... Trong giai đoạn 2016-2020 đã hỗ trợ cho 1.565 TN, với kinh phí trên 19 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh ta còn nhiều chương trình hiệu quả khác như hỗ trợ nghề nghiệp cho TN qua các chương trình mỗi xã 1 sản phẩm, tiếp sức giúp TN lập nghiệp, thành lập tổ liên kết TN làm nghề thủ công...

P.V: Định hướng và chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với TN khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thời gian tới thế nào, thưa đồng chí?

Đ/c Lê Văn Phước: Theo báo cáo đánh giá tại Hội nghị tổng kết công tác đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là công tác xuất khẩu LĐ) giai đoạn 2016-2020 vừa qua. Nhìn chung công tác xuất khẩu LĐ của tỉnh đã và đang có bước tăng trưởng khá ổn định, vững chắc. Qua 5 năm thực hiện toàn tỉnh có trên 1.800 LĐ đã đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các thị trường có thu nhập cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... Đây là giải pháp tích cực của chương trình mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững nhất là đối với LĐ khu vực nông thôn. Đồng thời, đây là nguồn LĐ chất lượng cao (có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật cao, có ý thức kỷ luật tốt) của tỉnh sau khi LĐ hết hạn hợp đồng trở về nước, góp phần ổn định và nâng cao đời sống gia đình có người đi xuất khẩu LĐ, góp phần vào sự ổn định và phát triển KTXH của tỉnh.

Để đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác xuất khẩu LĐ những năm tiếp theo, nhất là đối với TN, tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành, các cấp tiếp tục tập trung xây dựng các giải pháp, chính sách hỗ trợ phù hợp với yêu cầu thực tế, đảm bảo công tác đưa LĐ An Giang đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày càng phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho người LĐ cũng như định hướng phát triển của tỉnh. Cơ bản như: xây dựng chính sách hỗ trợ tín dụng cho người LĐ phù hợp với nhu cầu của người LĐ cũng như yêu cầu hợp đồng LĐ và điều kiện thực tế của tỉnh. Gắn kết, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tại địa phương để xây dựng được nguồn LĐ có chất lượng, trình độ, tay nghề phù hợp với yêu cầu ngành nghề xuất khẩu LĐ; đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của người LĐ về đi LĐ ở nước ngoài và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của nước sẽ đến làm việc. Thực hiện tốt công tác chăm lo, quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người LĐ cũng như hỗ trợ người LĐ của tỉnh đã có hợp đồng LĐ trong quá trình đào tạo và hiện đang LĐ tại nước ngoài.

PV-PCT-Phuoc1.jpg

Tư vấn, giới thiệu việc làm, định hướng khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên

P.V: Trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), TN có nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt không ít thách thức trong lựa chọn nghề nghiệp và việc làm như thế nào, thưa đồng chí?

Đ/c Lê Văn Phước: Không thể phủ nhận rằng, cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) là cơ hội tốt để TN tiếp cận với nhiều thông tin nhanh chóng và kịp thời, dễ dàng định hướng và lựa chọn được ngành, nghề phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện kinh tế của bản thân... Tuy nhiên, TN cũng phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, yêu cầu người LĐ cần có kỹ năng nghề cao, có tính tự chủ, sáng tạo, thích ứng với sự đổi mới để không bị đào thải; tính cạnh tranh cao trong công việc. Chính vì vậy, TN cần phải chủ động, tích cực trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là trao dồi ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm, tác phong làm việc công nghiệp khi muốn tham gia vào thị trường LĐ.

P.V: Tỉnh có định hướng về đào tạo nghề nghiệp cho TN thế nào để hỗ trợ TN, thưa đồng chí?

Đ/c Lê Văn Phước: Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ đòi hỏi lực lượng LĐ nhất là LĐ TN phải có chất lượng cao, có khả năng sáng tạo và khởi nghiệp mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển của đất nước và của tỉnh.

Do đó, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho LĐ, đặc biệt là TN; tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm; quảng bá, thông tin và kế hoạch đào tạo, xu hướng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm hiệu quả. Tiếp tục thực hiện tốt việc tổ chức ngày hội tư vấn học nghề, việc làm cho học sinh THCS, THPT, nhằm định hướng và lựa chọn ngành học, nghề học phù hợp. Thực hiện lồng ghép các chính sách, chương trình, đề án về phát triển KTXH; trong đó, chú trọng hỗ trợ TN lập nghiệp, khởi nghiệp, chuyển dịch việc làm khu vực nông thôn; hỗ trợ tạo việc làm cho nhóm TN yếu thế, LĐ vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa. Kết nối chương trình phối hợp giữa doanh nghiệp với các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, địa phương; phát huy hiệu quả việc đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Song song đó, nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là các trường, các nghề trọng điểm đạt cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia; đào tạo nguồn nhân lực trẻ trực tiếp có kỹ thuật, tay nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường LĐ. Đổi mới nội dung chương trình, giáo trình theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm và đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, xem đây là một trong những "chất xúc tác" giúp người LĐ an tâm, định hướng việc làm, tạo thu nhập.

P.V: Xin cản ơn đồng chí!

HẠNH CHÂU (thực hiện)

Lượt người xem:  Views:   209
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by