Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kinh Tế

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Kinh Tế
Thứ 7, Ngày 08/08/2020, 10:00
An Giang đẩy mạnh tiêu thụ cá tra ở thị trường nội địa
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
08/08/2020 | Công Mạo

​(TUAG)- “Đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm từ cá tra ở thị trường nội địa” - đó là giải pháp được đưa ra tại buổi làm việc giữa đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu và Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang để bàn giải pháp kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cá tra ra thị trường miền Bắc, xuất khẩu sang thị trường Nga diễn ra ngày 7/8 tại An Giang.

Ca-tra-noi-dia-1.jpg

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Nguyễn Sĩ Lâm cho biết, năm 2019, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh An Giang cho thu hoạch đạt 3.456 ha, bằng 110% (tăng 571 ha) và sản lượng thủy sản thu hoạch đạt 523.538 tấn, bằng 110,91% so năm 2018. Diện tích sản xuất giống thủy sản đạt 1.575 ha, bằng 140,09% (tăng 363 ha) và số lượng con giống đạt 2.814 triệu con, bằng 112.03% so cùng kỳ năm 2018. Trong đó, cá Tra thương phẩm có diện tích thu hoạch là 1.528 ha, bằng 105,11%; sản lượng thu hoạch là 440.845 tấn bằng 121% so năm 2018. Cá Tra giống diện tích thu hoạch 1.296 ha, bằng 134,12%, số lượng con giống cá tra 2.400 triệu con, bằng 113,58% (+ 287 triệu con) so cùng kỳ.

Hiện nay, An Giang có khoảng 6.582 hộ nuôi thủy sản với diện tích thu hoạch hàng năm khoảng 3.400 ha, sản lượng trên 500.000 tấn/năm. Ngoài đối tượng nuôi chủ lực là cá tra, các đối tượng thủy sản tiềm năng như: cá lóc, cá nàng hai, lươn, cá hô, cá chép giòn cũng góp phần phát triển kinh tế của tỉnh.

Tuy nhiên, do tác động của dịch COVID-19 nên xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, tác động đến sản xuất cá tra, giá cá xuống thấp nhất trong vòng 5 năm qua, người nuôi gặp khó khăn, thua lỗ.

“Chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh An Giang được thu hoạch ước đạt 1.886 ha, bằng 97,48% so cùng kỳ. Sản lượng thủy sản thu hoạch 283 ngàn tấn, bằng 98,42% (-4.544 ngàn tấn) so cùng kỳ. Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên ước tính sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2020 của tỉnh An Giang giảm khoảng 2% về mặt sản lượng và 3% về mặt giá trị”- ông Lâm cung cấp thêm.

Ca-tra-noi-dia-4.jpg

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư, năm 2020, dịch COVID-19 đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành nuôi trồng và chế biến cá tra xuất khẩu của An Giang; tuy nhiên, tỉnh An Giang vẫn xác định thủy sản là ngành hàng chủ lực nên tiếp tục tập trung tái cơ cấu để đảm bảo phát triển bền vững.

“Trong tái cơ cấu ngành cá tra phải đi từ khâu chọn tạo cá bố mẹ đến ương dưỡng cá giống và liên kết tạo chuỗi nuôi khép kín. Tạo điều kiện hỗ trợ mở rộng phát triển mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết trong hoạt động sản xuất giống và nuôi cá tra thương phẩm với thành phần liên quan tham gia chuỗi liên kết được chia sẻ “quyền lợi và trách nhiệm” trong đó doanh nghiệp tiêu thụ là hạt nhân của liên kết chuỗi”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư cho biết, dịch bệnh COVID-19 đã có những tác động không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng; tuy nhiên, nó cũng là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tự cơ cấu lại chính mình, quan tâm hơn đến vấn đề chất lượng sản phẩm, nhất là trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) vừa chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Đây được xem là cơ hội để cá tra Việt Nam “lấy lại” thị trường Châu Âu, trong đó có thị trường Nga.

Bên cạnh đó, Việt Nam với quy mô dân số gần 100 triệu dân, là một thị trường rất tiềm năng, mà lâu nay các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra của Việt Nam “bỏ quên” nếu làm tốt sẽ giải quyết cho bài toán tiêu thụ cá tra trong nước rất tốt.

“Từ đây đến cuối năm, tỉnh An Giang khuyến khích các đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ cá tra ở thị trường nội địa, trong đó, tập trung ở thị trường phía Bắc”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư nhấn mạnh.

Ca-tra-noi-dia-3.jpg

Tại buổi làm việc, đại diện các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra trên địa bàn tỉnh cho rằng, hiện nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên xuất khẩu gặp khó, việc tiêu thụ cá tra tại thị trường trong nước rất quan trọng, nó giúp người tiêu dùng được ăn sản phẩm tốt, đảm bảo dinh dưỡng. Đặc biệt, các sản phẩm từ cá tra giá cả rất hợp lý, giàu dinh dưỡng, có thể đưa ra thị trường, các bếp ăn tập thể tại các trường học, doanh nghiệp…

Để làm được việc này, theo các doanh nghiệp, nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề tuyên truyền, quảng bá, Riêng, đối với thị trường Nga thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã từng xuất khẩu nên có hệ thống kênh phân phối nếu các doanh nghiệp hợp tác sẽ thuận lợi trong tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm tại thị trường này.

Ông Doãn Tới, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Việt cho biết, hiện nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 giá cá tra xuống thấp trong vùng 15 năm trở lại đây, người nuôi thua lỗ nặng. Việc xuất khẩu cá tra sang các thị trường thế giới bị ảnh hưởng. Do đó, Công ty Cổ phần Nam Việt đang đẩy mạnh tiêu thụ cá tra ở thị trường nội địa, tín hiệu bước đầu khá tốt.

Theo ông Doãn Tới, giá thịt heo hiện nay rất cao gần 200.000 đồng/kg, trong khi đó giá cá tra chỉ vài chục ngàn đồng/kg, vừa rẻ, vừa ngon và giàu dinh dưỡng sao người dân Việt Nam không chọn mua, trong khi thế giới mua ăn hàng ngày ? 

“Nhiều năm qua Công ty Cổ phần Nam Việt bán cá tra ra các tỉnh phía Bắc với số lượng khá lớn, trung bình mỗi tháng từ 100 - 200 tấn theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Từ đây đến cuối năm, Công ty Cổ phần Nam Việt phấn đấu bán ra các tính phía Bắc khoảng 1.000 tấn cá tra thành phẩm” – ông Doãn Tới tự tin.

Ca-tra-noi-dia-2.jpg

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho cho biết, nông nghiệp là thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long, trong đó, số một là thủy sản rồi đến cây ăn trái, lúa gạo.

Để ngành cá tra phát triển bền vững, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, các địa phương cần phải xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng vùng sản xuất cá tra tập trung, hình thành một chuỗi sản xuất hoàn chỉnh từ con giống đến chế biến xuất khẩu. Trong đó chú trọng thị các trường tiềm năng như Châu Âu, Nga và đặc biệt là thị trường nội địa.

Muốn làm được điều này, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, công tác truyền thông quảng bá cần phải đi trước một bước, giúp người tiêu dùng biết đến truy trình nuôi trồng, chế biến của con cá tra Việt Nam nhiều hơn, từ đó thay đổi dân thói quen “đi chợ” của người dân./.

Công Mạo

Lượt người xem:  Views:   1210
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

TinNoiBat

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by