Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Văn hóa - Văn nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Văn hóa - Văn nghệ
Thứ 2, Ngày 12/09/2022, 14:00
An Giang: Trưng bày chuyên đề “Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - xưa và nay”
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
12/09/2022 | Công Mạo

(TUAG)- Sáng 12/9, tại Bảo tàng tỉnh An Giang (phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, An Giang), Bảo tàng tỉnh An Giang phối hợp với Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk tổ chức trưng bày chuyên đề "Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - xưa và nay" nhằm giới thiệu đến người dân An Giang và du khách gần xa những giá trị văn hóa độc đáo của Cồng chiêng Tây Nguyên - kiệt tác truyền khẩu, di sản văn hóa phi vật thể  đại diện của nhân loại.

Khai-mac-Vanhoa-congchieng-ag-1.jpg

 Khai-mac-Vanhoa-congchieng-ag-2.jpg

Dự lễ khai mạc có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang Nguyễn Khánh Hiệp cùng đại diện Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long; các sở, ngành của tỉnh An Giang.

 Khai-mac-Vanhoa-congchieng-ag-10.jpg

Bà Hồ Thị Hồng Chi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang cho biết, Tây Nguyên hùng vỹ - vùng đất của núi rừng, ngọn thác, con suối, của những con người chân chất, hiền hòa luôn luôn có sức hút mạnh mẽ đối với du khách và một điều đặc biệt không thể không nhắc đến, đó chính là âm thanh của núi rừng Tây Nguyên với tiếng cồng chiêng cuốn hút, làm đắm say đắm lòng người.

 Khai-mac-Vanhoa-congchieng-ag-3.jpg

Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Cồng chiêng Tây Nguyên đặc biệt hay, không chỉ ở sự đa dạng, độc đáo về các bé trầm bổng, mà cồng chiêng chính là cuộc sống của người dân Tây Nguyên. Nghe cồng chiêng thì thấy được cả không gian làm rẫy, không gian lễ hội... của người Tây Nguyên.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng; chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên như Ê đê, Gia rai, M'nông, Xơ đăng, Ba na, Cơ ho...

 Khai-mac-Vanhoa-congchieng-ag-9.jpg

Là tỉnh trung tâm của vùng Tây Nguyên, có 49 dân tộc anh em cùng sinh sống, vùng đất nổi tiếng với cà phê, cao su và lễ hội, hòa cùng không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - được UNESCO ghi danh là "Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại" (năm 2005) và "Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" (năm 2008). Đắk Lắk có bản sắc văn hóa địa phương vô cùng phong phú, đa dạng và là tư liệu quý giá cho các trưng bày chuyên đề của Bảo tàng Đắk Lắk.

Khai-mac-Vanhoa-congchieng-ag-6.jpg

Khai-mac-Vanhoa-congchieng-ag-7.jpg

Với mong muốn được giới thiệu đến người dân tỉnh An Giang nói riêng, du khách nói chung khi đến với tỉnh An Giang có cơ hội tìm hiểu về giá trị văn hóa và những nét độc đáo của Cồng chiêng Tây Nguyên; Bảo tàng An Giang phối hợp với Bảo tàng Đắk Lắk tổ chức thực hiện giao lưu trưng bày chuyên đề "Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - xưa và nay. Trưng bày bao gồm 74 hình ảnh được thể hiện bằng phương pháp đồ họa trên chất liệu gọn nhẹ, hiện đại kết hợp nhóm hiện vật bao gồm: 4 bộ chiêng của người Ê đê, Gia rai, M'nông, Xơ đăng và trang phục và một số nhạc cụ truyền thống.

Đặc biệt, trưng bày chuyên đề "Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - xưa và Nay" tại An Giang được đầu tư, đổi mới cả về mặt nội dung và hình thức thể hiện, nhất là chương trình "Thực hành, trình diễn, giao lưu diễn tấu Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống, múa xoang và Hát À Dai" vào tối ngày 12/9/2022 hứa hẹn sẽ mang đến cho nhân dân địa phương, du khách trong và ngoài tỉnh có dịp được tham quan, trải nghiệm và thưởng thức 2 loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc và hấp dẫn của đồng bào Tây Nguyên và đồng bảo dân tộc Khmer tỉnh An Giang.

 Khai-mac-Vanhoa-congchieng-ag-8.jpg

Thông qua cuộc trưng bày lần này, Bảo tàng An Giang mong muốn gửi đến Nhân dân, du khách trong và ngoài nước khi đến với An Giang về những giá trị, vai trò của âm nhạc cồng chiêng trong đời sống cộng đồng ở Đắk Lắk nói riêng, vùng đất và con người Tây Nguyên nói chung. Âm thanh của cồng chiêng không chỉ đơn thuần là tiếng nhạc, mà còn là sợi dây kết nối mọi người lại với nhau, kết nối các cộng đồng dân tộc lại với nhau một cách linh thiêng.

 Khai-mac-Vanhoa-congchieng-ag-4.jpg

Đồng thời, tạo sự kết nối các vùng miền di sản văn hóa, hướng đến tuyên truyền, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, thể hệ trẻ trong việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, góp phần làm phong phú, đa dạng văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, tạo tiền đề cho việc xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh.

Trưng bày phục vụ khách tham quan miễn phí từ ngày 12/9/2022 đến ngày 12/10/2022 tại Bảo tang tỉnh An Giang.

Công Mạo

Lượt người xem:  Views:   342
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by