Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Văn hóa - Văn nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Văn hóa - Văn nghệ
Thứ 3, Ngày 07/06/2022, 11:00
Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, đường đến di sản văn hóa thế giới
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
07/06/2022 | Phương Lan

(TUAG)- Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng ở Nam Bộ, nền văn hóa gắn liền với lịch sử Vương quốc Phù Nam. Dấu mốc quan trọng đánh dấu lịch sử phát hiện và nghiên cứu về nền Văn hóa Óc Eo là cuộc khai quật khảo cổ tại cánh đồng Óc Eo, dưới chân núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn).

Khu-khaoco-OcEo-1.jpg

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện Đề án "Nghiên cứu khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê, Nền Chùa (Văn hóa Óc Eo Nam Bộ)." Mục tiêu quan trọng của Đề án là khai quật, nghiên cứu khảo cổ học Khu di tích Óc Eo-Ba Thê (An Giang) và Nền Chùa (Kiên Giang), nhằm làm rõ giá trị của Văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ, cung cấp cơ sở khoa học cho công tác qui hoạch, bảo tồn và xây dựng Hồ sơ đề cử UNESCO công nhận Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê là di sản văn hóa thế giới.

Ngày 19/5, nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022), Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo tổ chức lễ hoàn công dự án Khu di tích Óc Eo (Đầu tư bổ sung một số hạng mục), khánh thành di tích Gò Út Trạnh và công bố biểu tượng văn hóa "Óc Eo An Giang". Theo đó, Dự án Khu di tích Óc Eo (đầu tư bổ sung một số hạng mục) thuộc quần thể di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016 gồm 3 hạng mục chính: Trong phạm vi của các di tích Gò Cây Thị, Gò Út Trạnh và di tích Linh Sơn Nam. Được sự hỗ trợ về mọi mặt của các ban ngành, các tổ chức chính trị, đặc biệt là sự chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đã góp phần giúp dự án Khu di tích Óc Eo được hoàn thành tất cả các hạng mục, đưa vào phục vụ nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là hạng khu di tích Gò Út Trạnh.

Khu-khaoco-OcEo-2.jpg

Di tích Gò Út Trạnh được xác định niên đại bắt đầu từ thế kỷ thứ 7, có diện tích khai quật và xây dựng mái che là 1.122 m2 nằm trên sườn dốc hướng Đông núi Ba Thê, thuộc quần thể di tích Quốc gia đặc biệt. Di tích tổ chức khai quật 3 lần, vào những năm 2011, 2019 (do Trung ương thực hiện) và năm 2021 (do Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo thực hiện). Kết quả khai quật đã cho thấy, tổng thể bình đồ của di tích gồm 3 kiến trúc thuộc 3 ngôi đền thờ nằm trên một trục đường Bắc – Nam. Các ngôi đền này để tôn thờ 3 vị thần tối cao trong Hindu giáo: Thần Vishnu (vị thần của sự bảo tồn), thần Shiva (vị thần của sự hủy diệt và tái sinh) và thần Brahma (vị thần sáng tạo).

Di tích được xây dựng bằng vật liệu hỗn hợp gạch - đá. Đây là một trong những di tích kiến trúc còn nguyên vẹn nhất của quần thể di tích Óc Eo - Ba Thê và là khu đền thờ hiếm hoi khi được xây dựng để tôn thờ cả 3 vị thần tối cao cùng một không gian nhất định. Ông Trịnh Văn Trạnh (người dân ngụ thị trấn Óc Eo) chia sẻ: "Khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động giao đất để khai quật, xây dựng và phát huy giá trị di tích Gò Út Trạnh, tôi rất đồng tình ủng hộ. Di tích không chỉ được xây dựng mái che vững chắc để bảo tồn mà đường lên di tích cũng được nâng cấp, cải tạo thành đường bê tông không còn là đường đất, lầy lội như xưa. Người dân chúng tôi rất vui mừng vì sinh sống cạnh khu di tích mang nhiều giá trị lịch sử này. Chúng tôi sẽ cùng Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo, chính quyền địa phương ra sức gìn giữ, bảo tồn di tích Gò Út Trạnh, góp phần vào sự phát triển du lịch của tỉnh nói chung và huyện Thoại Sơn nói riêng!".

Có thể nói, các hoạt động quan trọng, tiêu biểu của Óc Eo đã lần lượt hoàn thành, từng bước đã tạo được uy tín đối với các cơ quan chuyên môn trung ương và tỉnh bạn, đơn cử đó là các hoạt động: Triển lãm Gốm Óc Eo Nam bộ; triển lãm quốc tế về Văn hóa Óc Eo tại Hàn Quốc; phát hành bộ Tem Văn hóa Óc Eo; lập Bản đồ Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang bằng kỷ thuật số; hoàn thành tốt Tiểu dự án giải phóng mặt bằng trong đề án của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và hoàn thành xuất sắc việc xây dựng hồ sơ di sản văn hóa thế giới (giai đoạn 1) đối với khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê.

Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo Nguyễn Hữu Giềng cho biết: "Hiện nay dù chúng ta đã hoàn thành việc xây dựng hồ sơ giai đoạn 1. Thời gian tới, cần phải chuẩn bị tiếp đón phái đoàn của Trung tâm di sản thế giới sang Việt Nam vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 năm 2022, để đánh giá các tiêu chí và góp ý cho việc chuẩn bị xây dựng hồ sơ giai đoạn 2 - giai đoạn quyết định cho việc xây dựng hồ sơ di sản văn hóa thế giới đối với Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê. Với sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn trung ương; của các Sở, ban ngành tỉnh và huyện Thoại Sơn, tin rằng chúng ta sẽ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng hồ sơ di sản văn hóa thế giới đối với Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê".

PHƯƠNG LAN

Lượt người xem:  Views:   4471
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by