Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Văn hóa - Văn nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Văn hóa - Văn nghệ
Thứ 3, Ngày 15/09/2020, 15:00
Nhà Văn hóa lao động tỉnh - địa chỉ để người lao động đến sinh hoạt văn hóa
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
15/09/2020

(TUAG)- Nhà Văn hóa Lao động tỉnh An Giang, tọa lạc đường Hoàng Quốc Việt, phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên sẽ được khánh thành và đi vào hoạt động vào ngày 19/9 sắp tới dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh. Đây  sẽ là địa chỉ để công đoàn viên, người lao động (NLĐ) đến sinh hoạt văn hóa tinh thần sau những giờ lao động mệt nhọc.

Nha-vanhoa-laodong.jpg

An Giang hiện có  104.547 công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ), trong đó có 50.832 công nhân lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (gần 15.000 lao động làm việc tại 02 Khu công nghiệp Bình Hòa (Châu Thành), Bình Long (Châu Phú) và gần 10.000 lao động làm việc tại Cụm Công nghiệp Mỹ Quý (Tp. Long Xuyên). Đa phần công nhân lao động tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều cần nơi sinh hoạt, giải trí sau ngày hay tuần làm việc. Chính vì thế, đã từ lâu hầu hết CNLĐ đều mong muốn được các cấp, các ngành, chủ doanh nghiệp quan tâm xây điểm sinh hoạt, tạo sân chơi văn hóa, thể thao thực thụ để có cơ hội được giao lưu, giải trí lành mạnh sau những giờ lao động mệt nhọc, cũng như mong có được địa chỉ để đến học tập nhằm năng cao hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ...

Với thực trạng đó, cùng với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã đề xuất và được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đồng ý trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng Nhà Văn hóa lao động tỉnh. Có thể nói, đây là công trình có ý nghĩa hết sức đặc biệt và ghi dấu ấn đối với tổ chức Công đoàn An Giang nói chung và đoàn viên, CNVCLĐ tỉnh nói riêng. Điều đáng nói công trình Nhà Văn hóa lao động được Tỉnh ủy và Tổng Liên đoàn LĐVN thống nhất đầu tư với quy mô lớn so với một số Nhà Văn hóa lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, khối nhà chính 04 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng 5.740m2 bao gồm nhiều khu vực như: Khu văn hóa thể thao trong nhà đa năng rộng 3.600m2, sân khấu biểu diễn 500 chỗ ngồi, khán đài với sức chứa khoảng 2.000 người, phòng tập thể hình và thể dục thẫm mỹ...

Nhà Văn hóa lao động tỉnh sẽ là trung tâm hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao phục vụ tốt mọi nhu cầu về văn hóa tinh thần cho đoàn viên, CNVCLĐ tỉnh nói chung và đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn thành phố Long Xuyên nói riêng. Theo đồng chí Phan Thị Diễm, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, kiêm Giám đốc Nhà Văn hóa lao động tỉnh cho biết: Trước mắt, để từng bước đi vào hoạt động cũng như tập trung công nhân lao động đến sinh hoạt tại Nhà Văn hóa, hiện LĐLĐ tỉnh đã xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý với quy chế hoạt động cụ thể. Sau lễ khánh thành, Ban Giám đốc Nhà Văn hóa sẽ bắt tay vào công tác xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp năng khiếu, các câu lạc bộ; định kỳ thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thảo, các buổi nói chuyện chuyên đề, giao lưu, tọa đàm. Đặc biệt, sẽ thành lập các Câu lạc bộ, Đội nhóm cùng sở thích để tập hợp công nhân lao động đến sinh hoạt thường xuyên. Tổ chức các hoạt động rèn luyện sức khoẻ, phát triển các môn thi đấu, các trò chơi dân gian và các giải thi đấu trong CNVCLĐ, qua đó đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của đoàn viên, CNVCLĐ.

Song song đó, LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch tổ chức chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao cho đoàn viên, CNVCLĐ các khối thi đua trực thuộc LĐLĐ tỉnh và đoàn viên, CNVCLĐ thuộc Công đoàn Giáo dục, Công đoàn Y tế và thành phố Long Xuyên để mở đầu cho hoạt động của Nhà Văn hóa lao động, đặc biệt nhằm chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngoài ra, Ban Giám đốc Nhà Văn hóa lao động tỉnh còn xác định đây là địa chỉ để tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học, quay phim, chụp ảnh, nghiệp vụ văn phòng; Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về Luật Lao động cho công nhân lao động; Thực hiện các hợp đồng liên kết đào tạo, bồi dưỡng, tìm việc và giới thiệu việc làm cho người lao động. Đồng thời, là cơ sở để tất cả đoàn viên, CNVCLĐ đến học tập nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng tác phong lao động công nghiệp, góp phần xây dựng xã hội học tập, nhất là trong giai đoạn hội nhập, phát triển sâu, nhanh và toàn diện.

Cũng theo đồng chí Phan Thị Diễm, dự kiến sắp tới Ban Giám đốc Nhà Văn hóa lao động tỉnh sẽ tính đến việc triển khai chương trình ưu đãi nhằm chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên công đoàn, khuyến khích tinh thần tập luyện thể dục, thể thao, hưởng thụ văn hóa, văn nghệ của đoàn viên công đoàn, người lao động trở thành một hoạt động thường xuyên, đặc biệt là hướng đến đối tượng là đoàn viên Công đoàn góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, từ đó tập hợp đông đảo người lao động gia nhập vào tổ chức Công đoàn. Xây dựng địa chỉ tin cậy phục vụ nhu cầu lợi ích của đoàn viên, NLĐ./.

Cẩm Tú

Lượt người xem:  Views:   2471
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by