Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Xây dựng Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Xây dựng Đảng
Thứ 5, Ngày 22/07/2021, 10:00
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tòa án nhân dân hai cấp trong tỉnh góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cải cách tư pháp
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
22/07/2021

(TUAG)- Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là chủ trương lớn của Đảng, xác định rõ mục tiêu của Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ Nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”.


Để triển khai thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp và công tác cải cách tư pháp; đồng thời hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, mà chủ yếu là tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý, điều hành công tác tổ chức xét xử các loại án, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm; tổ chức tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ… Trong đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh tư pháp; nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng xét xử, để Tòa án thực sự là thành trì bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước nói chung, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng. Theo đó:

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

Để xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh đòi hỏi phải nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn của các cán bộ tư pháp. Lãnh đạo TAND tỉnh đã quan tâm sâu sắc và chỉ đạo thực hiện trên các phương diện sau:

Được sự thống nhất Thường trực Tỉnh ủy, từ năm 2017 đến nay, TAND tỉnh đã phối hợp với Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tuyển sinh 02 lớp cao học luật tại tỉnh, với sự tham gia của 92 người, trong đó có 79 người là cán bộ, công chức TAND hai cấp và 13 người là cán bộ đang công tác tại các cơ quan ban, ngành của tỉnh; học vào 03 ngày cuối tuần (thứ 6, thứ bảy và chủ nhật); kinh phí đào tạo do học viên tự túc. Đến nay, khóa 1 đã có 20/36 học viên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ; khóa 2, hiện đã hoàn thành chương trình học chuyên ngành và đang làm đề tài, chuẩn bị bảo vệ luận văn trước Hội đồng bảo vệ luận văn cao học của nhà trường.

Năm 2020, TAND hai cấp trong tỉnh đã cử 20 lượt Thư ký đi đào tạo nghiệp vụ xét xử; 10 lượt Thư ký dự thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp tại Học viện Tòa án; 03 lượt Thẩm phán sơ cấp dự thi nâng ngạch Thẩm phán trung cấp. Bên cạnh đó, TAND tỉnh đã cử 01 Phó Chánh án TAND tỉnh tham dự lớp bồi dưỡng lãnh đạo cấp vụ, 05 công chức là trưởng các phòng, tòa thuộc TAND tỉnh và Chánh án TAND cấp huyện tham gia lớp bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng tại Học viện Tòa án.

TAND tỉnh tổ chức 01 đợt tập huấn nghiệp vụ cho 229 Hội thẩm nhân dân (tỉnh: 25 người, huyện: 204 người) và 160 công chức là Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký trong tỉnh (tỉnh: 50 người, huyện 110 người). Về nội dung tập huấn, bên cạnh việc triển khai, hướng dẫn các quy định pháp luật mới có hiệu lực liên quan đến công tác xét xử, các Hội thẩm và công chức giữ chức danh tư pháp TAND hai cấp còn được trang bị thêm những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp và văn hóa ứng xử nơi công sở, đồng thời tại đợt tập huấn, các báo cáo viên cũng đã trao đổi, giải đáp những vấn đề còn vướng mắc giữa lý luận và thực tiễn, qua đó giúp cho các Hội thẩm, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký nhận thức và áp dụng quy định pháp luật đúng đắn, chính xác, góp phần nâng cao chất lượng công tác xét xử.

Ngoài ra, Chánh án TAND tỉnh cử hơn 108 lượt cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn các khóa nghiệp vụ khác như: tập huấn chuyên sâu hướng dẫn soạn thảo bản án, quyết định của Tòa án thống nhất trong TAND; tập huấn chuyên sâu các quy định của Bộ luật hình sự về các tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm; tham dự hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm giữa Thẩm phán Việt Nam và Thẩm phán quốc tế về giải quyết tranh chấp mại quốc tế về công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài”; hội thảo về chủ đề “Bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ Tòa án nhân dân”; Hội nghị triển khai Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án,… Đồng thời cử 10 lượt Thư ký dự thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp và 03 lượt Thẩm phán sơ cấp dự thi nâng ngạch Thẩm phán trung cấp.

Tính đến 30/9/2020, TAND hai cấp trong tỉnh có 16/253 cán bộ công chức có trình độ thạc sĩ Luật (tỷ lệ 6,32% trong tổng số cán bộ công chức); 231/253 cán bộ, công chức có trình độ Đại học (chiếm tỷ lệ 91,31% trong tổng số cán bộ, công chức); 09/253 cán bộ, công chức có trình độ trung cấp (tỷ lệ 2,37%).


Về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

Trên cơ sở danh sách cán bộ, công chức được quy hoạch các chức vụ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2016 – 2021 và giai đoạn 2021 - 2026. Trong năm 2020, Tòa án nhân dân hai cấp có 13 công chức được các cấp ủy cử đi đào tạo về lý luận chính trị (trong đó: 04 công chức đi đào tạo Cao cấp lý luận chính trị và 09 công chức đào tạo trung cấp chính trị).

 Trong năm, TAND hai cấp cũng đã cử 09 công chức tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - an ninh (trong đó: đối tượng 3 là 05 người; đối tượng 4 là 04 người); 02 công chức tham gia học lớp bồi dưỡng kết nạp đảng do Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh tổ chức, 100% đảng viên tham gia đầy đủ các hội nghị quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Ngoài ra, lãnh đạo TAND tỉnh còn đề xuất Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chung cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong tỉnh về các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động để cập nhật được những kiến thức mới, đồng thời tạo được sự thống nhất nhận thức pháp luật, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị chung và yêu cầu chính trị của địa phương.

Với cách làm hiệu quả và sáng tạo nêu trên của lãnh đạo TAND tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thẩm phán, cán bộ, công chức, Hội thẩm nhân dân của hệ thống TAND hai cấp trong tỉnh không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có tinh thần kiên quyết đấu tranh bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác được giao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

Duy Bình

Lượt người xem:  Views:   2012
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (cick)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by