Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chính trị

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Chính trị
Thứ 4, Ngày 03/06/2020, 09:00
Không có con đường nào khác!
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
03/06/2020 | TGAG

(TUAG)- Kỷ niệm 109 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 - 05/6/2020).

Ngay sau khi Pháp xâm lược, Nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống lại. Trong quyển "Lịch sử cuộc chinh phục Nam Kỳ" xuất bản năm 1861 thừa nhận:  "..., hầu như có bao nhiêu người An Nam thì có bấy nhiêu trung tâm kháng chiến". Nhưng do phần lớn vua quan hủ bại, khiếp sợ "tàu to, súng lớn"... nên từ năm 1862 đã ký hòa ước "nhượng" cho Pháp 3 tỉnh miền Đông, tiếp theo là các hiệp ước khác - thực chất là hàng ước "bán nước"... Gần một thế kỷ, hơn 300 cuộc khởi nghĩa "chỉ có thể dấy lên rồi tắt". Nguyên nhân  là do không có đường hướng phù hợp. Ngọn cờ theo hệ ý thức phong kiến thất bại thảm hại, "... sông núi không còn nước mắt để khóc các bậc anh hùng"; nhiều người xuất thân "khoa bảng" kịch liệt phê phán Nho giáo, bất hợp tác với triều đình… Tư tưởng dân chủ tư sản xuất hiện "như một chân trời mới", nhưng cũng "chẳng đưa đến đâu xa" rồi nhanh chóng tỏ rõ sự "bất lực hoàn toàn"...

Ben-Nha-Rong-xua.jpg

Bến Nhà Rồng những năm đầu thế kỷ XX. (ảnh: tư liệu)

Nhận thức đúng tình hình, ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Hành trang của Người là vốn học thức qua nhiều năm đèn sách ở một vùng đất nổi tiếng hay chữ nhất cả nước; là tấm lòng yêu nước, thương dân mãnh liệt… Người từng kể: "Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn náu sau những chữ ấy". Vừa lao động mưu sinh, Người vừa miệt mài học tập, nghiên cứu về tất cả các vấn đề liên quan đến "Đại vấn đề: Tìm đường". Người ra sức tìm hiểu cuộc cách mạng năm 1776  với bản "Tuyên ngôn Độc lập" ở Mỹ; cố gắng nghiên cứu Cách mạng tư sản Pháp (1789) với bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền". Tháng 6 năm 1919, khi các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị ở Véc-xây, Người cùng một số nhà yêu nước khác tại Pháp đã gởi tới Hội nghị bản "Yêu sách của nhân dân An Nam. Sự kiện này đã gây tiếng vang lớn, được ví như một ''quả bom chính trị'' làm chấn động dư luận; nó đưa Nguyễn Ái Quốc trở thành "người phát ngôn có uy tín và đáng tin cậy của dân tộc Việt Nam cũng như của dân tộc các nước thuộc địa và phụ thuộc". Cái tên Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ "có sức hấp dẫn kỳ lạ"… Nhưng, Bản yêu sách không được chấp nhận. Nguyễn Ái Quốc càng nhận rõ hơn "các trò bịp" của chủ nghĩa đế quốc!

          Bằng một trí tuệ mẫn tiệp, một nghị lực phi thường, Người đã vượt qua biết bao trở ngại để đến với Luận cương "về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin. Trong Luận cương, lần đầu tiên Lê nin đã đặt vấn đề dân tộc gắn liền với vấn đề thuộc địa; về mối quan hệ giữa "chính quốc" và "thuộc địa"; về vai trò quan trọng của thuộc địa… Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy "cái cần thiết của chúng ta". Đồng chí Trường Chinh nói: "Luận cương… đến với Người như một ánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người hằng nung nấu". Chế Lan Viên viết: "Luận cương đến Bác Hồ và Người đã khóc/ Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin/ Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/ Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin/ Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc/ "Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"/ Hình của Đảng lồng trong hình của Nước/ Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười"…

Hiểu đúng Luận cương còn là tiền đề để Người đi đến một quyết định lịch sử: Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp và đi theo Quốc tế III (12/1920). Quan trọng hơn, như Người nói: "Từ đó, chủ nghĩa cộng sản bắt đầu vượt qua lưới sắt của chủ nghĩa đế quốc Pháp và dần dần thấm vào nước ta". Nếu như lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị thế giới trong sự kiện "Vec-xây" là "tiếng sấm" vang động, làm thức tỉnh tinh thần Nhân dân ta; thì đến sự kiện "Đại hội Tua" lại là bước nhảy vọt trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người- Nó mở ra thời kỳ khắc phục triệt để sự khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

Điều rất quan trọng, cần phải nhấn mạnh là trước Nguyễn Ái Quốc, cùng với Nguyễn Ái Quốc có rất nhiều người ra đi tìm đường như Người, nhưng "tìm" mà không "thấy"; nhiều người đã đọc Luận Cương trước cả Người nhưng "thấy" mà không "biết", không "sáng tỏ"… Gần như chỉ có riêng Người "sáng tỏ, tin tưởng"; chỉ có Người sớm thấy: "Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai... vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản là chưa phải cách mệnh đến nơi". "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước đoạt công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẳng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy". "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đó thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang". Người khẳng định : "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Từ đó, Nguyễn Ái Quốc trở thành một chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc, đồng thời luôn ra sức chuẩn bị các điều kiện để tổ chức nên một đảng cách mạng ở nước ta. Kết quả năm 1930 Đảng ta "chân chính thành lập", vừa ra đời đã có ngay một Cương lĩnh đúng đắn-Đây là vấn đề gần như chưa từng có (Từ Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga thành lập 3/1898 đến năm 1912 mới tách ra thành lập Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (bolshevik) nhưng cuộc đấu tranh về đường lối vẫn còn gay gắt…).

Hơn chín mươi năm qua, đi theo con đường "duy nhất đúng đắn", Đảng đã lãnh đạo Nhân dân ta làm nên biết bao kỳ tích, viết nên những trang sử chói lọi. Thực tiễn khẳng định chỉ có đi theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đất nước mới ngày càng phát triển; Nhân dân ta mới có cuộc sống ngày càng ấm no, tự do, hạnh phúc; Tổ quốc ta ngày càng giàu mạnh với tương lai tươi sáng./.

TRUNG THÀNH

Lượt người xem:  Views:   1543
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by