Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chính trị

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Chính trị
Thứ 4, Ngày 12/02/2020, 15:00
Năm 2020: Năm đầu tiên thực hiện Chính phủ số - Chính quyền số
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
12/02/2020 | Bích Vân

​​(TUAG)- Sáng nay 12/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp trực tuyến của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử các bộ, ngành, địa phương. Cùng tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Tại điểm cầu An Giang có sự tham dự của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước.

Năm 2019, công cuộc xây dựng Chính phủ điện tử có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 tăng gấp đôi. Cổng Dịch vụ công quốc gia đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả bước đầu. Tính từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ nhấn nút khai trương (09/12/2019) đến nay, đã có 47.377 tài khoản đăng ký trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; có hơn 13,7 triệu lượt truy cập; hơn 945.000 hồ sơ đồng bộ trạng thái. Đến thời điểm này, đã có 9/22 Bộ, cơ quan và 63/63 tỉnh, thành phố kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

HN-chinhphu-so.jpg

Phát biểu tham luận tại phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết: Tại An Giang, việc thực hiện xây dựng chính quyền điện tử luôn được quan tâm, triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính.Tỷ lệ gửi, nhận văn bản điện tử trên địa bàn tỉnh đạt 97%; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đạt 45%, mức độ 4 đạt 34%. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 đạt tỷ lệ 41,5%, mức độ 4 đạt tỷ lệ 75,8%… An Giang cũng kiến nghị, các bộ ngành sớm triển khai các cơ sở dữ liệu nền tảng; tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương kết nối các hệ thống để phát huy việc liên thông, đồng bộ trong giải quyết các thủ tục hành chính tại địa phương.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Năm 2020 là năm đầu tiên chuyển sang Chính phủ số, chính quyền số, vì vậy nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là cần xây dựng, ban hành Chiến lược, thể chế phát triển Chính phủ điện tử. Cần một đề án tổng thể triển khai Chính phủ điện tử giai đoạn 2021-2023 trong đó gắn kết giữa cải cách quản trị công và chuyển đổi số. Tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ số mang lại để hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra, tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ số mang lại bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước./.

Bích Vân

Lượt người xem:  Views:   143
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by