Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chính trị

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Chính trị
Thứ 3, Ngày 31/08/2021, 22:00
Ngày 02/9/1945: Mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
31/08/2021 | Quốc Hùng
(TUAG)- Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào cả nước và nhân dân trên thế giới, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) - một nhà nước kiểu mới, nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á - đưa dân tộc Việt Nam tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do.

Bản Tuyên ngôn độc lập bắt đầu bằng những câu chân lý phổ biến vĩnh cửu: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đó là một tác phẩm đỉnh cao, tiêu biểu, phản ánh đầy đủ nhất, sâu sắc nhất quan điểm triết học, quan điểm chính trị và cả quan điểm nhân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó chứa đựng cả những giá trị của văn minh nhân loại, những “lẽ phải không ai chối cãi được” về quyền con người, quyền dân tộc. Tuyên ngôn độc lập còn thể hiện mạnh mẽ ý chí và khát vọng của dân tộc Việt Nam, đó là: “…Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Người dân Việt Nam, dù đang sống ở đâu trên trái đất này, vẫn vẹn nguyên niềm xúc động khi nhớ về một kỳ tích lịch sử cả dân tộc giành được nền dân chủ, tự do và độc lập.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thắng lợi đầu tiên của gần 100 nước thuộc địa trên thế giới trong thời đại đế quốc chủ nghĩa (tính từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX). Điều đặc biệt có ý nghĩa là cuộc cách mạng ấy không chỉ là kết quả của mục tiêu cho nhân dân Việt Nam tự mình giải phóng mà còn góp phần vào sự nghiệp chống phát-xít của loài người tiến bộ trong suốt những năm 1939 - 1945. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, nhân dân lao động đã thiết lập được chính quyền của mình ở một nước thuộc địa. Khẳng định ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh viết: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

Đối với dân tộc Việt Nam, đó là thắng lợi lịch sử vĩ đại sau gần 100 năm bền bỉ đấu tranh với hàng triệu người con ưu tú đã ngã xuống, anh dũng hy sinh vì khát vọng độc lập, vì dân chủ, tự do!.

Nói về Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng: “Thứ nhất, là một cuộc khởi nghĩa cách mạng mang đầy đủ tính chất dân tộc trên cả hai ý nghĩa lớn: thứ nhất là giải phóng dân tộc giành lại độc lập, tự do; thứ hai là cách mạng đồng loạt, đồng thời trên một đất nước dài gần 2.000 kilômét. Hai là, một cuộc khởi nghĩa mang tính chất nhân dân sâu sắc ở chỗ nó không phải là một hành động thắng lợi của chỉ một chính đảng mà được hoàn thành bởi hàng triệu quần chúng nhân dân trực tiếp tham gia cầm đủ thứ vũ khí từ thô sơ đến hiện đại, đấu tranh bằng các hình thức thích hợp,…”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, 76 năm qua đất nước ta đã có những bước phát triển toàn diện có ý nghĩa lịch sử trên hầu hết những lĩnh vực của đời sống xã hội. Thể chế, hệ thống chính trị từng bước hoàn thiện và có bước phát triển; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy. Nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoảng, kém phát triển, đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Văn hóa phát triển đa dạng, phong phú, dân tộc, khoa học, đại chúng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trở thành nguồn lực phát triển đất nước. Hệ thống chính sách xã hội được xây dựng và ngày càng hoàn thiện; giải quyết lao động, việc làm và thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường. Quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực hiện nền giáo dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị - xã hội, trật tự an toàn xã hội và môi trường hòa bình để tập trung xây dựng và phát triển đất nước. Công tác đối ngoại góp phần duy trì, củng cố môi trường hòa bình ổn định, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa…

Bảy mươi sáu năm qua, cách mạng Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn, nhiều bước ngoặt và vượt qua nhiều thử thách lớn, giành thắng lợi vĩ đại, đưa đất nước phát triển. Việt Nam đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9 bất diệt, là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển quê hương, đất nước phồn vinh, hạnh phúc, nâng cao trách nhiệm, tinh thần cống hiến, lao động sáng tạo, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tiếp tục phát triển sự nghiệp cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Quốc Hùng
Lượt người xem:  Views:   1014
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by