Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chính trị

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Chính trị
Thứ 7, Ngày 10/04/2021, 09:00
Những đóng góp của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến khi hoạt động ở vùng Long Xuyên, Châu Đốc
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
10/04/2021 | Phước Hùng

(TUAG)- Là nội dung tham luận của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang được trình bày tại Hội thảo khoa học "Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến - người chiến sĩ cộng sản kiên trung, tài năng, người con ưu tú của quê hương Hà Nam" do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức vào chiều ngày 9/4/2021 tại tỉnh Hà Nam.

Hoi-thao-Ng-Huu-Tien-1.jpg

Đồng chí Trần Thị Thanh Hương - UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang tham luận tại hội thảo.

Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến tức Trương Xuân Chinh (còn có tên gọi là giáo Hoài, Hải Đông, Huế Lâm, Huế Tiến, Anh Hai Bắc Kỳ, Anh Hai kỹ sư, ông Hai họa sĩ, thầy giáo Hai...), sinh ngày 05/3/1901 tại làng Lũng Xuyên, tổng Yên Khê, huyện Duy Tiên (nay là tổ dân phố Lũng Xuyên, phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) trong một gia đình nhà Nho yêu nước. Cùng truyền thống yêu nước của gia đình đã đưa đồng chí từ người thanh niên yêu nước trở thành người chiến sỹ cách mạng kiên trung, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Hoi-thao-Ng-Huu-Tien-3.jpg

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình đồng chí có thời gian được phân công về hoạt động ở Liên Tỉnh ủy Long - Châu - Rạch -  Hà (gồm Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá,  Hà Tiên) thuộc Đảng bộ miền Tây Nam Kỳ với bí danh Huế Lâm, phụ trách công tác tuyên huấn. Đồng chí tổ chức một hiệu thuốc bắc và một xưởng mộc làm nơi liên lạc giữa Xứ ủy và cơ sở... Cơ sở cách mạng phát triển ngày càng rộng, hòa vào khí thế chung ở thành thị trong cuộc đấu tranh chống thực dân, mà đỉnh cao là phong trào Đông Dương Đại hội. Hưởng ứng phong trào, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến chỉ đạo các cơ sở Đảng khắp các địa phương thuộc Liên Tỉnh ủy miền Tây Nam Kỳ... lập các Ủy ban hành động nhằm: Tập hợp, phản ánh nguyện vọng bức thiết của Nhân dân lên chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp; tổ chức diễn thuyết vạch trần chế độ cai trị của thực dân Pháp; hướng dẫn Nhân dân phương pháp chống sưu cao, thuế nặng, chống các chính sách áp bức, hà khắc của thực dân, phong kiến; tổ chức thư viện đọc sách,  báo và nhóm đọc sách, báo lưu động để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng đến với Nhân dân. Đến đầu tháng 8/1936, trên dải đất biên thùy Tây Nam của Tổ quốc, đã thành lập được trên 100 Ủy ban hành động. Thông qua các Ủy ban hành động, đồng chí cho chép lại và in bức thư ngỏ thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên truyền rộng rãi tới các đảng phái, các hội ái hữu, các tầng lớp công, nông, binh, phụ nữ, sinh viên, giới báo chí, giới thương gia trong toàn xứ Đông Dương.

Đầu năm 1937, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến được Liên Tỉnh ủy Long Xuyên điều về Chợ Mới, nơi có phong trào cách mạng hoạt động mạnh nhất tỉnh, với bí danh Huế Tiến. Đồng chí tham gia tổ chức nhiều cuộc mít tinh, tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh công khai, hợp pháp đòi tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình. Qua đó, tập hợp lực lượng, phát triển tổ chức làm cho Nhân dân tin tưởng, tham gia cách mạng.

Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9/1939), đồng chí Nguyễn Hữu Tiến được cử thay đồng chí Nguyễn Kim Nha làm Bí thư Liên Tỉnh ủy Long Xuyên gồm các tỉnh: Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Rạch Giá, Sa Đéc (nay thuộc các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu).

Hoi-thao-Ng-Huu-Tien-2.jpg

Quang cảnh buổi hội thảo khoa học

Có thể nói , thời gian đồng chí Nguyễn Hữu Tiến về hoạt động ở Long Xuyên, Châu Đốc (tỉnh An Giang ngày nay), đồng chí đã góp phần tích cực trong phong trào Đông Dương Đại hội, đặc biệt là việc thành lập và hoạt động của các Ủy  ban hành động, công tác giáo dục lòng yêu nước, tuyên truyền về giai cấp, tư tưởng cách mạng được đồng chí Nguyễn Hữu Tiến và những người đảng viên thực hiện, kết hợp với báo chí, trực tiếp và gián tiếp đến với quần chúng ở địa phương. Nhân dân từ chưa hiểu biết gì về cách mạng nhưng qua tuyên truyền đã giúp họ hiểu biết về Liên bang Xô Viết, về giai cấp và kẻ thù giai cấp, từng bước ý thức, giác ngộ cách mạng, thông qua đó các tổ chức cơ sở Đảng, đoàn thể quần chúng phát triển rộng khắp vùng Long Xuyên, Châu Đốc.  Nhờ vậy, khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, địch khủng bố phong trào công khai, nhiều cán bộ chủ chốt của cấp ủy bị bắt giữ nhưng cơ sở bí mật vẫn được giữ, lực lượng cách mạng vẫn được duy trì để tiến hành cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vào năm 1940. Đảng bộ  và Nhân dân An Giang mãi mãi ghi nhớ những công lao đóng góp quý báo của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến. Và tên của đồng chí đã được tỉnh An Giang trân trọng đặt tên cho một con đường tại phường Đông Xuyên, thành phố Long Xuyên.

Tham gia Hội thảo lần này Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang  đã góp phần thiết thực nhằm ôn lại cuộc đời hoạt động cách mạng cao đẹp của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến, đồng thời bày tỏ sự tri ân sâu sắc  của Đảng bộ Nhân dân An Giang đối với những cống hiến của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến cho cách mạng Việt Nam nói chung và cho riêng quê hương An Giang./.

Tham khảo thêm bài viết: Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến - người vẽ lá cờ Tổ quốc

PHƯỚC HÙNG

 

Lượt người xem:  Views:   1230
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by