Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Xây dựng Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Xây dựng Đảng
Thứ 4, Ngày 12/08/2020, 10:45
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, người dành toàn bộ tâm huyết cho công tác xây dựng Đảng
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
12/08/2020 | Quốc Hùng

(TUAG)- Sau khi nhận trọng trách là người đứng đầu cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã cùng tập thể Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương nỗ lực cao độ cho công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức để Đảng xứng đáng là đội ngũ tiên phong chiến đấu lãnh đạo đất nước tiến hành thắng lợi sự nghiệp đổi mới trong bối cảnh lịch sử đầy cam go, thử thách.

tbt-chu-tich-nuoc-lekhaphieu.jpg 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (ngày 25/8/2019).

Giai đoạn 1996 - 2000, sự nghiệp đổi mới, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức mới, nhưng dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, mà đứng đầu là Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, đã lãnh đạo kinh tế - xã hội của đất nước đạt được thành tựu rất quan trọng.

Kinh tế tăng trưởng khá, GDP tăng bình quân hàng năm là 6,9%. Năm 2000 đã chặn được đà giảm sút về mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Văn hoá - xã hội có những tiến bộ, đời sống Nhân dân tiếp tục được cải thiện. Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Chú trọng xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Phong trào và chính sách xoá đói giảm nghèo cùng các chính sách xã hội được thực hiện tốt hơn. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường... Quan hệ đối ngoại và việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng và thu nhiều kết quả tốt.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cũng được đồng chí Lê Khả Phiêu dành toàn bộ tâm huyết. Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, ngày 02-02-1999, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nêu rõ: "… đòi hỏi các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương phải thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, phải thật sự dân chủ, không né tránh, nể nang, thẳng thắn thảo luận, tranh luận đến nơi đến chốn, chân thành và cởi mở, với động cơ trong sáng vì dân, vì nước, với trách nhiệm cộng sản cao quý, với tinh thần đồng chí, tự phê bình và phê bình, tin yêu tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhau".

Tại Hội nghị, Trung ương đánh giá: "Quan liêu không sát tình hình, đôn đốc và kiểm tra còn kém, nhiều vụ việc xử lý không kiên quyết và kịp thời. Dân chủ ở nhiều nơi còn hình thức. Kỷ luật không nghiêm. Nể nang, thỏa hiệp, tinh thần đấu tranh nội bộ yếu, tự phê bình và phê bình trong Đảng không nghiêm túc và thường xuyên". Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã mạnh dạn: "Những khuyết điểm ấy, Bộ Chính trị xin chịu trách nhiệm và nghiêm khắc tự phê bình trước Trung ương và toàn Đảng". "Các cấp ủy, đảng bộ và tổ chức cơ sở đảng chấp hành các nghị quyết về xây dựng Đảng chưa nghiêm, một số nơi còn buông lỏng.

Đảng viên thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện, học tập thường xuyên, chưa tích cực tham gia công tác đảng và công tác vận động quần chúng thiếu gương mẫu, thiếu tính chiến đấu, ý thức tự giác chịu sự quản lý của tổ chức đảng còn yếu, để cho chủ nghĩa cá nhân phát triển".

Ngày 19/5/1999, tại Hà Nội, Kỷ niệm 109 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 30 năm thực hiện Di chúc của Người, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu phát biểu: "Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng lần này thể hiện trách nhiệm và tình cảm của Đảng đối với Bác Hồ, đối với nhân dân. Cuộc vận động ấy liên quan đến vận mệnh của Đảng, của chế độ, hạnh phúc của đồng bào và việc hoàn thành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới toàn diện và sâu sắc đất nước... Chúng ta phải tự xem xét lại mình một cách cặn kẽ đã sống, học tập, rèn luyện, làm việc, chiến đấu như thế nào và phải tiếp tục làm gì để thực hiện Di chúc của Bác".

"Sau gần ba năm kể từ Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 đến nay, chúng ta đã phải thi hành kỷ luật 60.000 đảng viên, trong đó, khai trừ 11.000, có 1.108 người bị xử tù… Nếu Đảng không thấy được những yếu kém ấy, không tập trung, không kiên quyết khắc phục và ngăn ngừa có hiệu quả, thì rất có thể Đảng sẽ ngày càng tự biến chất, xa rời bản chất cách mạng của Đảng.

Có phải nếu như chúng ta không khắc phục được, không ngăn ngừa được những yếu kém nói trên, nhất là về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống cũng như về nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, nó sẽ đưa đến nguy cơ tự hủy mình hay không?" - Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nêu vấn đề.

Chính từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII và Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc tiến hành tự phê bình và phê bình được xem là khâu đột phá và là biện pháp có ý nghĩa then chốt. Qua đó, sức mạnh của Đảng, của mỗi đảng bộ, mỗi đảng viên không chỉ ở ưu điểm mà còn ở chỗ đã chỉ ra và sửa chữa bằng được những vấn đề tồn tại, những sai lầm, khuyết điểm và tự vượt lên chính bản thân mình.

Nhìn lại chặng đường 90 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Đảng, công tác xây dựng Đảng luôn được quan tâm chú trọng. Nối tiếp Nghị quyết Trung ương ba khóa VII "về đổi mới và chỉnh đốn Đảng", đến Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, Trung ương đã thảo luận, ban hành Nghị quyết "về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay", Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, mà đứng đầu là Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã khơi lại và đã dành toàn bộ tâm huyết của mình cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Vượt qua được cơn chấn động chính trị và sự hụt hẫng về thị trường do những biến động ở Liên Xô và các nước Đông Âu gây ra; không bị cuốn sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực châu Á... Những thành tựu đó, đã tăng cường thêm sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống của Nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của đất nước, trong đó có vai trò đóng góp rất lớn của đồng chí Lê Khả Phiêu.

Đánh giá về sự đóng góp của đồng chí Lê Khả Phiêu, tại phiên bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, ngày 22-4-2001, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh: "Đồng chí đã có đóng góp quan trọng trong việc chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ trong sinh hoạt của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương; tích cực chống tham nhũng. Đồng chí luôn kiên định lập trường cách mạng, sống giản dị, gần gũi và lắng nghe ý kiến nhân dân…"./.

Quốc Hùng

Lượt người xem:  Views:   202
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (cick)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by