Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Xây dựng Đảng

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Xây dựng Đảng
Thứ 3, Ngày 06/08/2019, 09:21
Thành công mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
06/08/2019
(TGAG)- Nhờ sự cần cù, chịu khó, tìm tòi và sáng tạo, anh Nguyễn Văn Tiền và chị Nguyễn Thị Kim Loan đã thành công từ mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt, đến nay, gia đình anh, chị có nguồn thu nhập ổn định, lo cho con cái ăn học đến nơi đến chốn.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh Tiền không tiếp tục theo học mà làm đủ nghề để lo cho kinh tế gia đình. Với tính năng động, chịu khó học tập kinh nghiệm qua sách báo, tham quan các mô hình làm ăn đạt hiệu quả, nên đã học hỏi kinh nghiệm để làm theo. Sau khi tìm hiểu, năm 2011, anh đã bàn với vợ gom góp vốn liếng xây dựng 01 bể nuôi có diện tích 24 m2 để nuôi cá lóc thương phẩm. Bể lót bạt ban đầu là anh dùng những cây tạm có sẵn sau nhà rồi dùng tấm bạt trải lót để giữ nước và bắt đầu nuôi. Từ việc “làm chơi mà ăn thiệt” vụ nuôi đầu tiên sau sáu tháng nuôi, anh lời hơn 15 triệu đồng.


Chị Nguyễn Thị Kim Loan chia sẻ: “Lúc trước ở đây các hộ dân đa số nuôi heo, sau này thị trường nuôi heo khó khăn quá người dân chuyển sang nuôi cá lóc. Mới đầu một số hộ nuôi, từ từ phát triển kinh tế bởi vậy gia đình mới học hỏi theo. Học hỏi trên báo đài, học hỏi các chị em nuôi khác, kinh nghiệm của bản thân học hỏi từ từ sau những năm nuôi đúc kết, chăn nuôi mới có hiệu quả”.

Với vị trí ao nuôi nằm trên vùng đất cao, không sợ bị ngập úng vào mùa lũ, chính vì thế mà vợ chồng anh có thể đầu tư nuôi cá quanh năm. Sau vụ thu hoạch đầu tiên, anh đã mạnh dạn đầu tư thêm 3 bể nuôi và dần dần lợi nhuận cũng tăng lên. Thấy hiệu quả, anh tiếp tục mở rộng quy mô, nhưng năm 2013, năm 2016 do dịch bệnh gia đình mất trắng hơn 100 triệu đồng. Không nản chí, vợ chồng anh, chị quyết đầu tư nuôi cá lại. Qua một lần thất bại, anh tự rút tỉa kinh nghiệm, tìm quy trình nuôi phù hợp, đi học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi, trên sách báo, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng do Hiệp hội thủy sản tỉnh hướng dẫn cho các hộ nuôi, Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã chỉ ra nhiều hướng phát triển của con cá lai (cá lóc đầu vuông) như giao cho thương lái bán các chợ, giao các hồ câu giải trí, làm khô, đặc biệt cung cấp nguồn cá sạch để xuất khẩu nên anh đã cải tạo lại bể nuôi. Và tiếp tục vay mượn thêm 100 triệu đồng đầu tư vụ mới. Những lúc rảnh rỗi, anh lên Internet tham khảo cách thức nuôi hoặc tìm đến các mô hình nuôi cá lóc thành công. Nhờ vậy, lứa cá này phát triển tốt, tăng trọng nhanh, cho năng suất và hiệu quả cao.

Từ lợi nhuận trên, vợ chồng anh chị thực hiện xoay vòng xây dựng nhiều bể nuôi với diện tích hơn 1.200 m2 mỗi năm từ 09 - 10 bể nuôi, thả hơn 120.000 con cá lóc giống. Mỗi bể thả 10.000 con với diện tích 32 cho đến 100m2. Chi phí xây dựng cho mỗi bể từ 5 đến 20 triệu đồng.

Nguồn cá giống anh lựa chọn là loại cá lóc đầu vuông được mua từ huyện Phú Tân. Sau 5 đến 6 tháng nuôi trọng lượng trung bình của mỗi con đạt từ nửa kg đến 1 kg/con. Để lấy công làm lời thì mỗi đợt thu hoạch cá anh Tiền tự đi bỏ mối cho thương lái tại các chợ đầu mối trong tỉnh và ngoài tỉnh, thậm chí lên đến tận Thành phố Hồ Chí Minh, không qua khâu trung gian và tiết kiệm được thêm khoản chi phí. Hiện nay, giá cá ngoài thị trường dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/kg. Với 4 đợt nuôi, sau khi trừ mọi chi phí anh, chị thu về gần 200 triệu đồng/năm. Theo anh Tiền, giống cá lóc dễ nuôi chủ yếu bằng thức ăn công nghiệp, ít bị bệnh, nhẹ công chăm sóc, khả năng sinh trưởng mạnh, ít bị hao hụt, nếu nuôi đúng kỹ thuật cá sẽ lớn nhanh. Để cá mau lớn, không bị bệnh, thích ăn, bơi lội… thì nguồn nước phải được xử lý, kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng và thay nước theo con nước lớn mỗi ngày từ 01 đến 02 ngày phải xả toàn bộ bể nuôi.

Nhờ phương pháp nuôi khoa học và cẩn thận, mô hình nuôi cá lóc nhà anh Tiền dần phát triển vượt trội và trở thành một trong những điển hình tiêu biểu trên địa bàn xã Long Kiến. Từ hiệu quả mang lại, anh Tiền được các hộ nuôi lân cận tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng nuôi cá lóc gồm 15 thành viên để chia sẻ kinh nghiệm, quảng bá sản phẩm và tìm đầu ra cho các hộ nuôi khác. Mỗi năm từ nguồn lãi, gia đình có tiền trả nợ, sửa nhà và tự tin vào mô hình mà mình đã chọn. Nhận thấy nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ, anh, chị đã tận dụng lợi thế ấy để sản xuất khô cá lóc.


Vốn là giáo viên Mầm non nhưng qua óc sáng tạo và tài chế biến khéo léo của chị Loan. Từ khâu làm cá, muối, rửa để không còn mùi tanh rồi làm lạnh, xả đông và quan trọng nhất là khâu ướp gia vị để có được vị thơm đặc trưng của khô cá lóc. Ngon hay không là do công đoạn ướp gia vị. Không qua lớp học nghề nào. Vậy mà sản phẩm của chị Loan làm ra không chê vào đâu được. Sản phẩm khô cá lóc ở đây đều được làm thủ công và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Thường thì 4 kg cá lóc tươi sẽ làm ra 1 kg cá lóc khô và phải phơi trong 3 nắng mới xuất bán được. Mỗi ngày gia đình anh chị bán được vài chục kí khô, với giá dao động từ 200 - 250 ngàn đồng/kg, trừ chi phí cũng kiếm được 400 ngàn đồng/ngày.

Thông qua việc bán trên mạng và bạn bè giới thiệu, các lần hội chợ triển lãm, sản phẩm khô cá của chị Loan được nhiều khách hàng biết đến, sử dụng khen ngon bởi hương vị đặc trưng.

Với sự chăm chỉ, sáng tạo, không ngừng vươn lên, cuộc sống gia đình đã thay đổi, vừa chăm lo phát triển kinh tế, vừa tích cực tham gia đóng góp xã hội từ thiện. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Tiền và chị Nguyễn Thị Kim Loan xứng đáng là tấm gương để nhiều người học hỏi theo để làm giàu trên mảnh đất quê hương Long Kiến./.

Hồng Đào - Bảo Dinh
Lượt người xem:  Views:   350
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (cick)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by