Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksVăn hóa - Văn nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
 
Văn hóa - Văn nghệ
 
 
 
 
 
 
 
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Phân loại
  
An Giang: Thăm, chúc mừng Lễ Phục sinh năm 2024NewTinThanh PhongAn Giang: Thăm, chúc mừng Lễ Phục sinh năm 2024/SiteAssets/Chucmunc-le-phucsinh-1.jpg
28/03/2024 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 27/3, ông Trương Hoàng Trọng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang dẫn đầu đoàn công tác đã đến thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Long Xuyên, Hội thánh Tin lành phường Mỹ Long, TP Long Xuyên và Hội thánh Tin lành Núi Sập, Giáo xứ Núi Sập, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, nhân dịp Lễ Phục sinh năm 2024.

Chucmunc-le-phucsinh-1.jpg
Ông Trương Hoàng Trọng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thăm, chúc mừng Giám mục, Linh mục, các vị chức sắc Tòa giám mục Giáo phận Long Xuyên
Chucmunc-le-phucsinh-2.jpg
Đoàn công tác thăm,chúc mừng Ban đại diện Hội thánh Tin lành TP Long Xuyên

Tại các nơi đến, thay mặt đoàn, ông Trương Hoàng Trọng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các vị Giám mục, Linh mục và Mục sư và cùng toàn thể bà con giáo dân và tín hữu đón một mùa đại lễ Phục sinh năm 2024 an lành, hạnh phúc. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cũng ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp của các cở sở Công giáo và Tin lành vào thành tựu chung của tỉnh trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời, mong muốn trong thời gian tới, các vị Giám mục, Linh mục và Mục sư và tiếp tục vận động bà con giáo dân và tín hữu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đoàn kết, tích cực, phát huy truyền thống yêu nước, sống “Tốt đời đẹp đạo” góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Các vị Giám mục, Linh mục và Mục sư đã gửi lời cảm ơn đến sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh trong thời gian qua và tiếp tục cùng với các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận tổ quốc động viên bà con giáo dân và tín hữu phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chung tay xây dựng quê hương An Giang ngày càng phát triển, giàu mạnh./.

Thanh Phong
False
An Giang kỷ niệm 55 năm chiến thắng đồi Tức DụpTinHữu ĐặngAn Giang kỷ niệm 55 năm chiến thắng đồi Tức Dụp/SiteAssets/Kinem-55-chienthang-tucdup-2.jpg
25/03/2024 11:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 25/3, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm Chiến thắng đồi Tức Dụp (25/3/1969 - 25/3/2024). Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang; các cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại đồi Tức Dụp; Huyện ủy, UBND huyện Tri Tôn và đông đảo Nhân dân đã đến dự.

Kinem-55-chienthang-tucdup-1.jpg

Kinem-55-chienthang-tucdup-2.jpg

Các đại biểu dâng hương tại lễ kỷ niệm.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã xem phim tư liệu về trận chiến huyền thoại 128 ngày đêm (18/11/1968 - 25/3/1969) và ôn lại những kỷ niệm trong những năm tháng chiến đấu ác liệt và đầy gian khổ của quân và dân An Giang tại ngọn đồi lịch sử này 55 năm về trước.

Kinem-55-chienthang-tucdup-3.jpg

Đồng chí Trần Minh Giang, Phó chủ tịch UBND huyện Tri Tôn (An Giang) đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm.

Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, đồng chí Trần Minh Giang, Phó chủ tịch UBND huyện Tri Tôn khẳng định: “Chiến thắng Đồi Tức Dụp là một bước ngoặt đánh dấu sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang An Giang trong kháng chiến chống Mỹ, biết dựa vào địa hình hiểm trở và có tinh thần quyết chiến, quyết thắng cao để đương đầu với địch. Trong chiến đấu gian khổ, chiến sĩ Đồi Tức Dụp đã chiến đấu kiên cường, lập nhiều chiến công xuất sắc, góp phần cùng cả nước tiến lên giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”.

Kinem-55-chienthang-tucdup-4.jpg

Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 55 năm chiến thắng Đồi Tức Dụp, tỉnh An Giang.

Chị Lê Thị Huyền Trang, Phó bí thư huyện đoàn Tri Tôn xúc động chia sẻ: “Với trách nhiệm lớn lao của mình với các thế hệ đi trước, chúng tôi xin hứa sẽ phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ, ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện, lao động sáng tạo, thi đua thực hiện những công trình, phần việc, góp một phần công sức cùng đảng bộ, chính quyền và nhân dân xây dựng địa phương ngày càng văn minh, giàu mạnh”.

Khu di tích Chiến thắng Đồi Tức Dụp đã được xếp hạng Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Hiện nay, tỉnh An Giang đang tiến hành lập dự án quy hoạch tổng thể khu di tích bao gồm các điểm dịch vụ, khu vui chơi giải trí, khu nhà nghỉ, tượng đài… nhằm phục vụ cho khách tham quan du lịch, tìm hiểu truyền thống.

Tin, ảnh: HỮU ĐẶNG

TrueVăn hoá
Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt NamTinTrường GiangPhát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam/SiteAssets/HN-BCVTW-324-6.JPG
15/03/2024 1:10 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Đó là chuyên đề được PGS.TS Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội thông tin tại Hội nghị Báo cáo viên Trung ương toàn quốc tháng 3/2024 do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Lai Châu tổ chức vào sáng 15/3/2024 tại Hội trường Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh. Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy chủ trì Hội nghị.

HN-BCVTW-324-1.jpg
Tiết mục văn nghệ đặc sắc chào mừng Hội nghị

HN-BCVTW-324-2.jpg
Đại biểu tham dự Hội nghị

HN-BCVTW-324-3.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu Vũ Mạnh Hà, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng phát biểu

Tại Hội nghị, đồng chí Vũ Mạnh Hà, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu phát biểu chào mừng Hội nghị và giới thiệu về những đóng góp của quân và dân Lai Châu cho chiến thắng Điện Biên Phủ; đồng thời giới thiệu về những kết quả nổi bật của tỉnh sau 20 năm chia tách, thành lập tỉnh. Đồng chí cho biết, Lai Châu có diện tích tự nhiên hơn 9.000 km2; với 8 đơn vị hành chính cấp huyện; 106 đơn vị hành chính cấp xã, dân số gần 500 nghìn người, 20 dân tộc sinh sống. Có đường biên giới dài hơn 265 km giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Là tỉnh địa đầu của tổ quốc, nơi con sông Đà chảy vào đất Việt, có vị trí địa chính trị, quân sự, chiến lược trọng yếu trong đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Là vùng đất có lịch sử hình thành từ lâu đời, giàu truyền thống cách mạng, đặc biệt tỉnh Lai Châu (cũ) (gồm: Tỉnh Lai Châu mới và tỉnh Điện Biên ngày nay) là địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta, quân và Nhân dân các dân tộc Lai châu tự hào đã đóng góp sức người, sức của vào chiến thắng lịch sử của dân tộc.

Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng, 70 năm qua, đặc biệt là sau khi chia tách, thành lập, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu luôn đoàn kết, thống nhất, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất, xây dựng Lai Châu phát triển nhanh và bền vững, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: Kinh tế phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2004-2023 đạt trên 9%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý; tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người năm 2023 đạt 47,2 triệu đồng, tăng hơn 18 lần so với năm 2004; thu ngân sách trên địa bàn năm 2023 đạt trên 2.200 tỷ đồng, tăng 70 lần so với năm 2004.

Đồng chí phấn khởi cho rằng đây cũng là dịp để tỉnh Lai Châu được đón tiếp các đại biểu tới thăm, tìm hiểu thêm về vùng đất, con người, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của 20 dân tộc sinh sống trên mảnh đất biên cương của Tổ quốc, là cơ hội tốt để tỉnh Lai Châu được giới thiệu, quảng bá những tiềm năng, lợi thế, những nét đặc trưng, truyền thống, nhất là tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch của tỉnh.

HN-BCVTW-324-4.jpg

Ban Tuyên giáo Trung ương tặng quà Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu

HN-BCVTW-324-5.jpg

Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu tặng quà Ban Tuyên giáo Trung ương

HN-BCVTW-324-6.JPG
PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội thông tin chuyên đề

Tại Hội nghị, PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội thông tin chuyên đề: Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp hiện đại, năng động, sáng tạo, có tính cạnh tranh cao theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.

Theo đó, PGS.TS Bùi Thanh Sơn luận giải, phân tích, làm rõ nguồn gốc, nội hàm lịch sử khái niệm công nghiệp văn hóa; nêu 9 lý do cần phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: giúp củng cố tính độc đáo của quốc gia, đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy bản sắc văn hóa và hiện đại hơn cho đất nước; là công cụ hữu hiệu cho tăng trưởng, đổi mới kinh tế, biến văn hóa trở thành một thành tố quan trọng của thương mại và cạnh tranh quốc tế; thúc đẩy cố kết xã hội thông qua sự tham gia tích cực của các cộng đồng, các nhóm, cá nhân khác nhau vào hoạt động văn hóa; cung cấp những cơ hội để phát triển tài năng và tạo ra công ăn việc làm bền vững, đóng góp đáng kể cho GDP, thay đổi bộ mặt của địa phương, tạo ra “tác động lan tỏa”, nhấn mạnh yếu tố “tinh thần”….báo cáo viên cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập như: hoạt động văn hóa còn phụ thuộc vào bao cấp của Nhà nước, chưa biết cách huy động các nguồn lực trong xã hội; các kỹ năng quản lý và kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa còn yếu; chưa quan tâm đúng mức tới thị trường/công chúng; nhiều tài năng chưa bộc lộ do lĩnh vực giáo dục chưa trang bị các kỹ năng sáng tạo và các kiến thức cần thiết để thành công trong các ngành công nghiệp văn hóa;Việt Nam đang bị tụt hậu đáng kể trong khi những tiến bộ về hệ thống quản trị, công nghệ mới, nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực và môi trường hỗ trợ. Theo đó, mục tiêu chung phát triển công nghiệp văn hóa thời gian tới đó là: Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát  triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân trong nước và xuất khẩu; góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa; ưu tiên phát triển các ngành có nhiều lợi thế, tiềm năng của Việt Nam.

HN-BCVTW-324-7.JPG

Trung tá Triệu Mạnh Tùng, Phó Cục trưởng A05, Bộ Công an thông tin

Hội nghị cũng được nghe Trung tá Triệu Mạnh Tùng, Phó Cục trưởng A05, Bộ Công an thông tin chuyên đề: “Tình hình và kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thời gian gần đây; nhiệm vụ trong thời gian tới”, gồm 03 nội dung trọng tâm: Tình hình an ninh mạng; kết quả bảo đảm an ninh mạng, phòng chống tội phạm mạng; một số giải pháp bảo đảm an ninh mạng, phòng chống tội phạm mạng.

HN-BCVTW-324-8.JPG
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy phát biểu

Phát biểu kết luận hội nghị, định hướng công tác tuyên truyền tháng 4-2024, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy đề nghị Ban Tuyên giáo các cấp tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 30-CT/TW  ngày 05/02/2024 của Ban Bí thư về công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới đến cán bộ, đảng viên và nhất là đội ngũ báo cáo viên các cấp, tuyên truyền viên cơ sở bằng các hình thức phù hợp như tổ chức hội nghị, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội...;tham mưu để các cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền miệng, cụ thể: Cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu chủ động, tích cực thực hiện công tác tuyên truyền miệng. Phối hợp chặt chẽ, tạo sự đồng bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị với lực lượng nòng cốt là ban tuyên giáo các cấp, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Đối với chủ trương, chính sách quan trọng, người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có trách nhiệm định hướng, phổ biến, quán triệt, bảo đảm thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội…

Thứ hai, đề nghị các đại biểu bám sát thông tin do PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc, tập trung tuyên truyền nhấn mạnh: (1) Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa. Để ngành công nghiệp văn hóa nước ta sớm phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy đến hành động, đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm; (2) Phát triển công nghiệp văn hóa phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa, nhất là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ, các nghị quyết chuyên đề, Nghị quyết Đại hội XII, XIII của Đảng, Đề cương văn hóa Việt Nam (1943), phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021; (3) Phát triển công nghiệp văn hóa phải góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; (4) Phát triển công nghiệp văn hóa phải gắn liền với việc quảng bá, lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Đồng thời, căn cứ tài liệu và thông tin do đồng chí Trung tá Triệu Mạnh Tùng, Phó Cục trưởng A05, Bộ Công an cung cấp, đề nghị các đồng chí tuyên truyền khẳng định: (1) Tội phạm công nghệ mạng và tội phạm sử dụng công nghệ cao đang diễn biến hết sức phức tạp. Đó là tình trạng tán phát các thông tin có tính chất độc hại hoặc phát tán, đăng tải tin giả, tin sai sự thật; tình trạng sử dụng công nghệ cao xâm phạm dữ liệu số, dữ liệu cá nhân và các hành vi lừa đảo trực tuyến, tín dụng đen ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; (2) Thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao được ngành Công an triển khai toàn diện trên các mặt công tác; chú trọng hơn công tác quản lý nhà nước góp phần ngăn chặn, xóa bỏ các nguyên nhân, điều kiện hoạt động của tội phạm; (3) Ngành Tuyên giáo, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tăng cường tuyên truyền để người dân đề cao cảnh giác đối với loại hình tội phạm mới này, như: Khi nhận cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước và các cơ quan tư pháp, tiến hành tố tụng hình sự, để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại hoặc giả danh nhân viên ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, thanh tra, hải quan... yêu cầu nhận tiền, quà bưu phẩm có giá trị lớn hoặc đóng các khoản phí, trả các khoản nợ không xác định. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch. Thường xuyên thay đổi mật khẩu hoặc tăng tính năng bảo mật quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội; không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội; không chia sẻ số tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội.

Thứ ba, tuyên truyền kết quả chuyến công tác, chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia, thăm chính thức Australia và thăm chính thức New Zealand từ ngày 05 đến 11/3. Tuyên truyền theo tài liệu chính thức của Bộ Ngoại giao, nhấn mạnh: (1) Chuyến công tác, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính góp phần tích cực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng, Kết luận số 59-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng tham gia ASEAN đến năm 2030 và Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030; (2) Đồng thời khẳng định sự tham gia chủ động, tích cực và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam vào quan hệ ASEAN - Australia, góp phần đưa các mối quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam với Australia và New Zealand đi vào thực chất, hiệu quả hơn.

Thứ tư, tuyên truyền về tình hình kinh tế - xã hội;  tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) theo Hướng dẫn số 135- HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương; tuyên truyền chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

HN-BCVTW-324-9.jpg

Trước khi vào hội nghị, Đoàn đại biểu dâng hoa tượng đài Bác Hồ với Nhân dân các dân tộc Lai Châu.

TRƯỜNG GIANG

FalseVăn hoá
Giao lưu, họp mặt “Sống mãi tuổi hai mươi”TinGia KhánhGiao lưu, họp mặt “Sống mãi tuổi hai mươi”/SiteAssets/Hop-mat-cuu-cb-doan-24-2.JPG
15/03/2024 5:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Tối ngày 14/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn An Giang tổ chức Chương trình giao lưu, họp mặt Cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam “Sống mãi tuổi hai mươi”, lần thứ VI/2024.

 Hop-mat-cuu-cb-doan-24-1.JPG

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy; nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo sở, ngành, hội đoàn thể cấp tỉnh; nguyên bí thư, phó bí thư Tỉnh đoàn An Giang qua các thời kỳ… cùng tham dự.

 Hop-mat-cuu-cb-doan-24-2.JPG

TS. Lê Hồng Liêm, Trưởng ban liên lạc Cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam; Thường trực Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh, Tỉnh đoàn Bến Tre cùng 150 đại biểu tham dự chương trình. Các đại biểu đóng góp nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, ý nghĩa.

Hop-mat-cuu-cb-doan-24-3.JPG

Đồng chí Lê Văn Nưng tặng quà lưu niệm cho đoàn đại biểu Cựu cán bộ Đoàn phía Nam. Đồng thời, khẳng định hoạt động giao lưu giữa các thế hệ cán bộ Đoàn gắn với công tác an sinh xã hội rất ý nghĩa, góp phần giáo dục lòng yêu nước, phát huy truyền thống cách mạng, khơi dậy khát vọng cống hiến, tiên phong trong tuổi trẻ.

Hop-mat-cuu-cb-doan-24-4.JPG

Hop-mat-cuu-cb-doan-24-5.JPG

Lãnh đạo tỉnh An Giang tặng logo biểu trưng cho đại diện đoàn đại biểu

Hop-mat-cuu-cb-doan-24-6.JPG

Bên cạnh đó, 7 cá nhân được nhận Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Hop-mat-cuu-cb-doan-24-7.JPG

Hop-mat-cuu-cb-doan-24-8.JPG

Ban liên lạc Cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam vận động, trao tặng 15 suất học bổng cho thiếu nhi vượt khó học tốt (trị giá 15 triệu đồng), 2 thư viện sách; đóng góp Quỹ Hỗ trợ thanh niên yếu thế (10 triệu đồng); tặng 10 phần quà cho cựu cán bộ Đoàn có hoàn cảnh khó khăn (20 triệu đồng).

Hop-mat-cuu-cb-doan-24-9.JPG

Trong khuôn khổ chương trình, đoàn đại biểu tham gia dâng hương, dâng hoa và tham quan Khu Lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên), Khu di tích lịch sử Đồi Tức Dụp (huyện Tri Tôn)…

Hoạt động nhằm chào mừng 93 năm Ngày thành lập Đoàn (26/3/1931 – 26/3/2024); tuyên truyền, giới thiệu lịch sử truyền thống vẻ vang của tổ chức Đoàn trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc; tham quan, giao lưu, tìm hiểu và nâng cao nhận thức, niềm tin về những đổi mới, phát triển của vùng đất Tây Nam.

GIA KHÁNH

FalseVăn hoá
An Giang: Phân hội Điện ảnh Họp mặt kỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống Điện ảnh và Nhiếp ảnh cách mạng Việt NamTinThanh HảiAn Giang: Phân hội Điện ảnh Họp mặt kỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống Điện ảnh và Nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam/SiteAssets/Dienanh-nhiepanh-hopmat-2.jpg
14/03/2024 7:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều ngày 14/3, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh, Phân hội Điện ảnh tỉnh An Giang tổ chức buổi Họp mặt kỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống Điện ảnh và Nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024) trong không khí ấm áp, thân tình để cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang của Nhiếp ảnh và Điện ảnh Việt Nam trong 7 thập kỷ đồng hành cùng đất nước; tổng kết hoạt động của Phân hội Điện ảnh trong năm 2023 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động trong năm 2024.


Đại biểu dự họp mặt xem Video Clip hoạt động của Phân hội Điện ảnh trong năm 2023

Đến dự và chung vui với Phân hội Điện ảnh tại buổi họp mặt có: Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, họa sĩ Bùi Quang Vinh; nhà báo Lê Thành Trung, Phân hội trưởng Phân hội Điện ảnh, Tổng Biên tập Tạp chí Thất Sơn; cùng các đồng chí đại diện phòng chuyên môn Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình (PT-TH) An Giang; cùng sự có mặt của 19 hội viên Phân hội Điện ảnh tỉnh An Giang đang hoạt động trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình trên địa bàn tỉnh.



Nhà báo Lê Thành Trung, Phân hội trưởng Phân hội Điện ảnh phát biểu

Tại buổi họp mặt, nhà báo Lê Thành Trung, Phân hội trưởng Phân hội Điện ảnh đã ôn lại truyền thống của ngành Điện ảnh và Nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam qua 71 năm hình thành và phát triển. Đồng thời, xem Video Clip về hoạt động của Phân hội Điện ảnh tỉnh trong năm 2023 do Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với Đài PT-TH An Giang thực hiện chương trình Văn học Nghệ thuật An Giang phát sóng trên kênh ATV. Trong gần 7 thập kỷ đồng hành cùng lịch sử dân tộc, Nhiếp ảnh và Điện ảnh Việt Nam là tấm gương phản chiếu chân thực và sống động từng bước chuyển mình đi lên của đất nước, cùng với các bộ môn nghệ thuật khác, góp phần vun bồi nên tâm hồn, nhân cách và sức sống Việt Nam, từng bước khẳng định vị trí của mình với Nhiếp ảnh và Điện ảnh khu vực và thế giới. Tỉnh An Giang tự hào về những thế hệ văn nghệ sỹ đã đóng góp cho sự phát triển của Điện ảnh nước nhà như: Nhà quay phim Nguyễn Thế Đoàn - người Việt Nam đầu tiên quay những thước phim nhựa vô cùng quý giá về Bác Hồ, một trong những người khai sinh ra Điện ảnh Nam Bộ; nhà văn Nguyễn Quang Sáng - tác giả kịch bản của những bộ phim kinh điển của Điện ảnh Việt Nam như Mùa gió chướng, Cánh đồng hoang…

Tiếp nối truyền thống các thế hệ đi trước, trong năm qua, anh em hội viên Phân hội Điện ảnh bằng tình yêu nghề và niềm đam mê đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thực hiện được nhiều tác phẩm phim tài liệu, phóng sự phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, trong đó có nhiều tác phẩm đạt được nhiều giải thưởng giá trị cấp tỉnh, khu vực và Trung ương tổ chức, đóng góp nhiều thành tích vào hoạt động của VHNT tỉnh. Bên cạnh đó, Phân hội đã đề xuất Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh tổ chức được 01 chuyến đi giao lưu, học tập kinh nghiệm tại tỉnh Cà Mau và 01 chuyến đi thực tế sáng tác tại huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) để thực hiện phim tài liệu về Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Bác Tôn.



Họa sĩ Bùi Quang Vinh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phát biểu

Phát biểu, tại buổi họp mặt, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, họa sĩ Bùi Quang Vinh cùng các anh chị hội viên đánh giá cao vai trò của Phân hội Điện ảnh trong tổ chức, triển khai các hoạt động trong thời gian qua. Qua đó đề xuất trong năm 2024, Phân hội tiếp tục duy trì tổ chức hoạt động đi thực tế sáng tác, giao lưu học tập kinh nghiệm với các đơn vị bạn; tăng cường công tác phát triển hội viên và tạo nguồn quỹ để tổ chức các hoạt động của phân hội…

Phân hội Điện ảnh tỉnh An Giang được thành lập từ năm 2020, là phân hội “trẻ nhất” thuộc Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh. Hiện tại Phân hội Điện ảnh có 19 hội viên đang công tác chủ yếu trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình trên địa bàn tỉnh.

Thanh Hải
FalseVăn hoá
Khảo sát địa điểm tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang lần thứ XTinTrần NgânKhảo sát địa điểm tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang lần thứ X/SiteAssets/Ktra-chuanbi-ngayhoicham-1.jpg
11/03/2024 10:20 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 11/3, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang Trương Bá Trạng đến huyện Châu Thành khảo sát địa điểm, công tác chuẩn bị tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang lần thứ X dự kiến được tổ chức vào giữa tháng 4 năm nay. Cùng đi với đoàn có Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành Hồ Hữu Tài, cùng lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn huyện.

Theo kế hoạch, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang lần thứ X dự kiến được tổ chức từ ngày 17 đến 19/4/2024, huyện Châu Thành được chọn đơn vị đăng cai, địa điểm tại Nhà thi đấu đa năng huyện. Chương trình Ngày hội gồm nhiều nội dung phong phú về văn hóa, ẩm thực, triển lãm các sản phẩm nghề truyền thống, các trò chơi dân gian và các môn thể thao khác như: Liên hoan nghệ thuật quần chúng, trình diễn trang phục truyền thống; liên hoan văn hóa ẩm thực truyền thống; triển lãm ảnh, trưng bày hiện vật chủ đề “Di sản văn hóa dân tộc Chăm An Giang”; các hoạt động thể thao bóng đá, bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co, việt dã…

Qua buổi kiểm tra và khảo sát thực tế về công tác chuẩn bị tổ chức Ngày hội, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang Trương Bá Trạng đánh giá cao sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang với huyện Châu Thành và các ngành chức năng trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức Ngày hội. Đồng thời thống nhất với huyện các địa điểm tổ chức lễ khai mạc, trưng bày sản phẩm, sân bãi tổ chức các môn thể thao… đề nghị, huyện phối ngành chuyên môn của Sở thực hiện tốt các khâu chuẩn bị trang trí, khánh tiết, cơ sở lưu trú, điện, nước, an ninh trật tự… tăng cường công tác tuyên truyền, cổ động trực quan, đảm đảo điều kiện cơ sở vật chất để Ngày hội diễn ra theo đúng kế hoạch./.

Trần Ngân

FalseVăn hoá
An Giang khẩn trương xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giớiTinThanh HảiAn Giang khẩn trương xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới/SiteAssets/Trinh-khu-ditich-OCEO-disanvhtg-4.jpg
07/03/2024 10:10 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều ngày 06/3/2024, tại Văn phòng UBND tỉnh An Giang, đồng chí Lê Văn Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc Hội đồng thẩm định cho ý kiến lần thứ hai đối với kết quả Đề cương nhiệm vụ, Dự toán thực hiện nhiệm vụ lập hồ sơ đề cử và kế hoạch quản lý khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (huyện Thoại Sơn) tỉnh An Giang trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Trinh-khu-ditich-OCEO-disanvhtg-1.jpg
Đại biểu dự buổi họp Hội đồng thẩm định

Tham dự buổi làm việc có: Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Thúy Xuân; Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo Nguyễn Hữu Giềng (Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng); Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trương Bá Trạng (Phó Chủ tịch Hội đồng); PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam (Phó Chủ tịch Hội đồng); cùng các chuyên gia, nhà khoa học ở Trung ương và đại diện các sở, ngành tỉnh, UBND huyện Thoại Sơn là thành viên của Hội đồng.

Trinh-khu-ditich-OCEO-disanvhtg-2.jpg

Trinh-khu-ditich-OCEO-disanvhtg-3.jpg

Thành viên Hội đồng thẩm định phát biểu ý kiến tại cuộc họp

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là đơn vị tư vấn xây dựng Đề cương nhiệm vụ và Dự toán kinh phí đã thuyết minh, báo cáo với Hội đồng về quá trình tiếp thu, điều chỉnh theo các ý kiến góp ý của các thành viên tại cuộc họp lần 1 vào ngày 28/7/2023. Các thành viên Hội đồng cơ bản nhất trí, đánh giá rất cao kết quả của đơn vị tư vấn đã thực hiện. Phần Đề cương nhiệm vụ rất chi tiết và đầy đủ theo góp ý tại cuộc họp lần 1; phần Dự toán kinh phí thực hiện sát thực tế, đảm bảo theo các quy định pháp luật hiện hành về sử dụng ngân sách. Qua đó, các thành viên Hội đồng đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh An Giang sớm thực hiện thủ tục phê duyệt; đồng thời đề xuất một số nhiệm vụ cụ thể trong quá trình thực hiện hồ sơ đề cử và quản lý di tích theo khuyến cáo của Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS) và kinh nghiệm thực tiễn hồ sơ đề cử tại các địa phương khác để hoàn thiện hồ sơ đề cử Khu Di tích khảo cổ Óc Eo  Ba Thê trình UNESCO ghi danh là Di sản thế giới theo đúng lộ trình đề ra.

Trinh-khu-ditich-OCEO-disanvhtg-4.jpg

Đồng chí Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh An Giang, Chủ tịch Hội đồng phát biểu kết luận

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Lê Văn Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh An Giang, Chủ tịch Hội đồng ghi nhận và đánh giá cao kết quả của đơn vị tư vấn cùng các ý kiến quý báu của các thành viên Hội đồng. Đồng thời đề nghị các thành viên Hội đồng có ý kiến trực tiếp vào phiếu đánh giá để Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và các ngành khẩn trương hoàn chỉnh Đề cương nhiệm vụ và Dự toán kinh phí thực hiện thủ tục theo đúng quy định để trình UBND tỉnh An Giang phê duyệt trong thời gian sớm nhất có thể để đi vào thực hiện, đảm bảo tiến độ. Nguồn vốn thực hiện sẽ được tỉnh bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp. Trong quá trình thực hiện cần chú ý rút ngắn trình tự thời gian những nhiệm vụ có thể thực hiện song song nhưng phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước khẳng định, việc xây dựng hồ sơ đề cử Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê trình UNESCO ghi danh là Di sản thế giới đã được đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang xác định là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo - một di sản văn hóa lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới. Qua đó, tỉnh An Giang mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của đơn vị ở trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước để nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ đề cử Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê trình UNESCO ghi danh là Di sản thế giới.

Trinh-khu-ditich-OCEO-disanvhtg-5.jpg
Hố khai quật tại Gò Cây Thị B trong quần thể Khu Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê

Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê nằm ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang; cách thành phố Long Xuyên 40km về hướng Đông Bắc, cách thành phố Rạch Giá 40km về hướng Tây Nam. Văn hóa Óc Eo là thuật ngữ khoa học để chỉ một nền văn hóa khảo cổ, hình thành và phát triển từ thế kỷ I đến thế kỷ VII hoặc có thể kéo dài đến đầu thế kỷ thứ VIII sau Công nguyên ở vùng đồng bằng hạ lưu sông Mê Kông, thuộc vùng đất Nam Bộ, Việt Nam ngày nay. Đây là nền văn hóa vật chất của vương quốc Phù Nam, một nhà nước sớm ở Đông Nam Á, có tầm ảnh hưởng rộng lớn ở khu vực và châu Á từ những thế kỷ đầu Công nguyên. Nền văn hóa này có nguồn gốc bản địa, được hình thành trên nền tảng văn hóa Tiền Óc Eo ở vùng đất miền Trung và Nam Bộ, Việt Nam.

Trinh-khu-ditich-OCEO-disanvhtg-6.jpg
Cánh đồng Óc Eo và núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang)

Văn hóa Óc Eo được biết đến từ sau cuộc khai quật khảo cổ tại cánh đồng Óc Eo (thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret thực hiện vào năm 1944. Kể từ đó đến nay, Óc Eo - Ba Thê trở thành di chỉ khảo cổ học nổi tiếng không chỉ ở vùng Nam Bộ, Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á và châu Á. Trong nhiều thập kỷ qua, các cuộc khai quật ở đây đã đưa ra ánh sáng khối lượng lớn di tích, di vật minh chứng sinh động cho lịch sử hình thành và phát triển của nền văn hóa Óc Eo, minh chứng Óc Eo là một trung tâm đô thị lớn, sầm uất và nổi tiếng bậc nhất của Vương quốc Phù Nam.

Với giá trị đặc biệt và tầm vóc lớn của văn hóa Óc Eo trong lịch sử Việt Nam, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện Đề án “Nghiên cứu khu di tích khảo cổ học Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa (Văn hóa Óc Eo Nam Bộ)”. Đây là đề án khoa học có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, và là nhiệm vụ nghiên cứu mang tầm quốc gia. Mục tiêu chính của Đề án là khai quật, nghiên cứu khảo cổ học văn hóa Óc Eo tại các di tích Óc Eo - Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) và di tích Nền Chùa (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) nhằm thu thập tư liệu và làm sáng rõ hơn lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, đồng thời nghiên cứu sâu hơn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đô thị cổ Óc Eo trong lịch sử Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và châu Á; cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Óc Eo trên vùng đất Nam Bộ, đặc biệt là phục vụ cho công tác nghiên cứu xây dựng nội dung Hồ sơ đề cử UNESCO xem xét công nhận Khu di tích Óc Eo - Ba Thê là di sản văn hóa thế giới.

Thanh Hải

False
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Hữu Khánh tặng bản đồ Tỉnh lỵ Long Xuyên năm 1972TinNguyễn HưngNguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Hữu Khánh tặng bản đồ Tỉnh lỵ Long Xuyên năm 1972/SiteAssets/Ut-Vu-tang-bando-lx-3.jpg
05/03/2024 4:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Long Xuyên Đặng Thị Hoa Rây cùng các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Long Xuyên long trọng tổ chức buổi tiếp nhận Bản đồ Tỉnh lỵ Long Xuyên năm 1972 do Nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Hữu Khánh gửi tặng nhân kỷ niệm 25 năm thành lập TP Long Xuyên (1/3/1999 -1/3/2024).

Ut-Vu-tang-bando-lx-1.jpg
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Hữu Khánh thắp hương tưởng niệm tại phòng truyền thống

Bản đồ Tỉnh lỵ Long Xuyên được Phủ Thủ tướng ký công nhận vào tháng 2/1972. Theo đó, bản đồ được Nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Hữu Khánh, lưu giữ và bàn giao cho Đảng bộ, chính quyền thành phố nhân dịp Kỷ niệm 25 năm thành lập TP Long Xuyên (1/3/1999 -1/3/2024), với mong muốn giúp Đảng bộ TP Long Xuyên có thêm kỷ vật giá trị trưng bày trang trọng tại phòng truyền thống, từ đó, thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống cách mạng hào hùng của quê hương, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết, năng động, sáng tạo xây dựng TP. Long Xuyên, quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính yêu ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Ut-Vu-tang-bando-lx-2.jpg

Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Long Xuyên Đặng Thị Hoa Rây bày tỏ lòng cám ơn đối với Nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Hữu Khánh

Ut-Vu-tang-bando-lx-3.jpg

Ut-Vu-tang-bando-lx-4.jpg

Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Long Xuyên Đặng Thị Hoa Rây tiếp nhận bản đồ và sách do Nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Hữu Khánh gửi tặng

Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Long Xuyên Đặng Thị Hoa Rây trân trọng cảm ơn tình cảm Nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Hữu Khánh đã quan tâm. Bản đồ Tỉnh lỵ Long Xuyên là kỷ vật quan trọng, là tài sản vô giá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành  phố. Đảng bộ, chính quyền thành phố sẽ chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết đến tài sản giá trị này, từ đó thêm yêu quê hương, đất nước, nỗ lực học tập, lao động, làm việc góp phần xây dựng và phát triển quê hương. Đây cũng là cơ sở quan trọng để Đảng bộ, chính quyền thành phố hoạch định đường hướng phát triển với những quyết sách quan trọng, những chương trình, kế hoạch cụ thể, đưa TP Long Xuyên trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, xứng đáng với công đức của các bậc tiền nhân, các thế hệ cha anh đã dày công xây dựng.

NGUYỄN HƯNG

FalseVăn hoá
Phân hội Mỹ thuật nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động sáng tạo nghệ thuậtTinTrường GiangPhân hội Mỹ thuật nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật/SiteAssets/Phanhoi-Mythuat-tk24-1.jpg
04/03/2024 5:05 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 03/3, Phân hội Mỹ thuật tỉnh An Giang (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh) tổ chức Họp mặt hội viên và triển khai nhiệm vụ của Phân hội Mỹ thuật năm 2024. Đến dự Họa sĩ Bùi Quang Vinh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh; cùng đông đủ các họa sĩ, hội viên Phân hội Mỹ thuật tỉnh dự.

Phanhoi-Mythuat-tk24-1.jpg
Họa sĩ Hình Tiến Thịnh, Phân hội trưởng Phân hội Mỹ thuật tinh báo cáo khái quát kết quả nội bật năm 2023

Báo cáo khái quát kết quả hoạt động Phân hội Mỹ thuật năm 2023, Họa sĩ Hình Tiến Thịnh, Phân Hội trưởng cho biết, các hội viên trong Phân hội tích cực, chủ động tham gia có hiệu quả các hoạt động của Phân hội. Trong năm, đã kết nạp thêm 05 hội viên mới, 01 hội viên được kết nạp vào Hội Mỹ thuật Việt Nam, nâng tổng số hội viên của Phân hội thành 55 (trong đó có 09 hội viên Trung ương). Về sáng tác và triển lãm, đã tổ chức và phối hợp tổ chức được 04 cuộc triển lãm với tổng cộng 125 tác phẩm của 24 tác giả trong tỉnh và 13 tác giả TP Hồ Chí Minh. Có 19 tác phẩm của 15 tác giả (04 hội viên Trung ương với 08 tác phẩm, 11 hội viên địa phương với 11 tác phẩm) được chọn triển lãm Mỹ thuật khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 28 năm 2023 tại tỉnh Trà Vinh; 02 tác phẩm của 02 tác giả được chọn trưng bày tại triển lãm Mỹ thuật Trẻ 2023 của Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; 03 tác phẩm của 03 họa sĩ được chọn trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam (03 năm 01 lần) và nhiều tác phẩm của các tác giả đã đăng trên Tạp chí Thất Sơn. Bên cạnh, Phân hội đã tổ chức 01 chuyến thực tế sáng tác tại Hòn Sơn (tỉnh Kiên Giang) với 11 hội viên tham gia, thu hoạch được 55 tranh ký hoạ (05 tranh/hội viên). Đề xuất 01 hội viên tham gia chuyến thực tế sáng tác tổng hợp do Liên hiệp Hội tổ chức tại thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và 01 hội viên tham gia tại huyện Chợ Mới. Có 03 hoạ sĩ tham gia báo cáo tham luận tại Hội thảo “Phong trào Mỹ thuật Trẻ và Nghệ thuật Đương đại phía Nam khu vực 6, 7, 8” của Hội Mỹ thuật Việt Nam tại tỉnh Tiền Giang. Trong năm, hội viên tích cực tham gia có hiệu quả các cuộc triển lãm Mỹ thuật khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 28 năm 2023 tại tỉnh Trà Vinh đạt 2 Giải C (Giải của Mỹ thuật Việt Nam; 02 Giải C Giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam; 01 giải A giải thưởng Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; 01 Giải Nhì và 01 Giải đồng hạng tại triển lãm Mỹ thuật Việt Nam (03 năm 01 lần); 01 Giải Khuyến khích trong Cuộc thi, trưng bày tranh mỹ thuật tỉnh Cà Mau và 01 Giải Ba Cuộc thi Mỹ thuật Thành phố Cần Thơ.

Phanhoi-Mythuat-tk24-2.jpg
Hội viên phát biểu ý kiến tại buổi họp mặt

Với những kết quả nổi bật đã tạo thêm niềm cảm hứng để các hội viên Phân hội Mỹ thuật tỉnh nhà quyết tâm phấn đấu sáng tác các tác phẩm có chất lượng nghệ thuật, đa dạng về nội dung, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật nhằm phản ánh tính chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống Nhân dân và công cuộc đổi mới trên quê hương Bác Tôn.

Phanhoi-Mythuat-tk24-3.jpg

Họa sĩ Bùi Quang Vinh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh phát biểu

Trong không khí vui tươi, ấm áp, chân tình, Họa sĩ Bủi Quang Vinh, Chủ tịch Liên hiệp Hội Văn học Nghệ thuật ghi nhận, biểu dương, chúc mừng kết quả đạt được của Phân hội, Họa sĩ Bùi Quang Vinh bày tỏ sự thống nhất với quyết tâm, nhiệm vụ của Phân hội đã đề ra trong năm 2024, Họa sĩ đề nghị các hội viên trong Phân hội không ngừng trau dồi để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, tích cực tham gia các hoạt động của Phân hội và Liên hiệp Hội, có ý thức trách nhiệm đối với nghề, nghĩa vụ công dân. Công tác phát triển hội viên cần chú trọng đến chất lượng, phát hiện, kết nạp các hội viên có năng lực chuyên môn tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật và tích cực tham gia các hoạt động của Phân hội, tránh tình trạng vào Hội nhưng không tham gia các hoạt động sáng tác do Phân hội phát động và tổ chức; phấn đấu sáng tác các tác phẩm có chất lượng nghệ thuật, đa dạng về nội dung và định hình phong cách sáng tác, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật nhằm phản ánh tính chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống Nhân dân và nhiệm vụ chính trị của tỉnh nhà. Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức  trại sáng tác Mỹ thuật hướng đến Đại hội Phân hội Mỹ thuật nhiệm kỳ 2024 – 2029; phát động hội viên tích cực tham gia sáng tác tác phẩm có chất lượng cao để tham dự Triển lãm Mỹ thuật khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 29 tại tỉnh Kiên Giang; chuẩn bị chu đáo các điều kiện đảm bảo tổ chức thành công Đại hội Phân hội Mỹ thuật nhiệm kỳ 2024 - 2029…

Phanhoi-Mythuat-tk24-4.jpg
Họa sĩ Hình Tiến Thịnh, Phân hội trưởng Phân hội Mỹ thuật An Giang trao quà cho hội viên

 Phanhoi-Mythuat-tk24-5.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Liên hiệp Hội VHNT An Giang

Đây là một trong chuỗi hoạt động thường niên của Phân hội, nhằm tạo điều kiện để hội viên Phân hội có dịp gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm sau một năm hoạt động.

Trường Giang

FalseVăn hoá
Long Xuyên: Khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo Khu di tích cách mạng xã Mỹ Khánh (giai đoạn 1)TinNguyễn HưngLong Xuyên: Khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo Khu di tích cách mạng xã Mỹ Khánh (giai đoạn 1)/SiteAssets/LX-khanhthanh-gd1-Ditich-MK-7.jpg
01/03/2024 2:00 CHNoĐã ban hành
(TUAG)- Sáng 1/3, UBND thành phố Long Xuyên tổ chức Lễ khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo Khu di tích cách mạng xã Mỹ Khánh (giai đoạn 1) chào mừng kỷ niệm 25 năm thành lập TP Long Xuyên (1/3/1999 - 1/3/2024). Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang Nguyễn Khánh Hiệp; Lãnh đạo Sở ban ngành tỉnh cùng tham dự.
 

Dâng hoa, viếng Tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Công trình trùng tu, tôn tạo Khu di tích cách mạng xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên (Giai đoạn 1) có quy mô gồm 3 hạng mục: Cải tạo Nhà tưởng niệm; cải tạo cổng hàng rào; cải tạo sân nền với tổng mức đầu tư trên 3,5 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng trên 3,1 tỷ đồng do UBND thành phố vận động các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đóng góp, hỗ trợ. Sau 125 ngày thi công, công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần tạo vẻ mỹ quan khang trang, sạch đẹp, đảm bảo tính trang nghiêm cho Khu di tích cách mạng xã Mỹ Khánh, nơi ghi danh 798 liệt sĩ, 25 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng và 3 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân TP. Long Xuyên đã hi sinh trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc.
 


Tưởng niệm và dâng hoa, thấp hương các anh hùng liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng tại Khu di tích cách mạng xã Mỹ Khánh
 

Đại biểu tham dự lễ khánh thành trùng tu, tôn tạo Khu di tích cách mạng xã Mỹ Khánh
 

Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Đặng Thị Hoa Rây và Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP. Long Xuyên Nguyễn Thanh Quang trao giấy cảm tạ, logo và tặng hoa cho các đơn vị tài trợ
 

Đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành

Đây là công trình ý nghĩa thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, thể hiện sự tri ân của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP. Long Xuyên đối với các Anh hùng Liệt sĩ đã hi sinh xương máu bảo vệ hòa bình, độc lập của dân tộc, tự do, hạnh phúc của Nhân dân. Trước đó, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Long Xuyên Đặng Thị Hoa Rây dẫn đầu đoàn công tác Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam TP Long Xuyên tổ chức Lễ dâng hoa, viếng Tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhằm tri ân và tưởng nhớ công ơn của Người trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta.

Nguyễn Hưng
FalseVăn hoá
Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22 ở An Giang sẽ diễn ra vào tối ngày 24/02 tại Khu du lịch núi Cấm, thị xã Tịnh BiênTinNguyễn HảoNgày Thơ Việt Nam lần thứ 22 ở An Giang sẽ diễn ra vào tối ngày 24/02 tại Khu du lịch núi Cấm, thị xã Tịnh Biên/SiteAssets/Dem-tho-nt24-1.jpg
24/02/2024 6:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày thơ Việt Nam được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng hằng năm trên cả nước, nhằm tôn vinh những thành tựu thơ ca Việt Nam trong quá khứ, giới thiệu thơ ca đương đại trong quá trình đổi mới, xây dựng đất nước; đáp ứng nhu cầu sáng tác, thưởng thức, giao lưu thơ ca dành cho mọi lứa tuổi.

 Dem-tho-nt24-1.jpg

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại An Giang, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh An Giang phối hợp cùng Ban quản lý Khu du lịch Núi Cấm sẽ tổ chức “Đêm thơ nhạc Nguyên tiêu xuân Giáp Thìn 2024”, diễn ra vào Tết Nguyên Tiêu 15/1 Âm lịch (tối ngày 24/02/2024 Dương lịch) với tên gọi “Bản hòa âm đất nước”. Tổ chức tại Khu du lịch núi Cấm (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang).

 Dem-tho-nt24-2.jpg

Với chủ đề “Bản hòa âm đất nước”, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 sẽ có nhiều tiết mục hấp dẫn như: Diễn ngâm bài thơ Nguyên Tiêu – Hồ Chí Minh; Diễn ngâm bài thơ về núi Cấm; Các bài ca vọng cổ, ca nhạc về núi Cấm, về tình yêu quê hương, đất nước; Tiết mục biểu diễn thư pháp thơ (hoặc thả thơ)...

Dem-tho-nt24-3.jpg

Qua đó, gửi đi thông điệp về sức sống mới của đất nước sau đại dịch Covid-19 với những cảm hứng mạnh mẽ, những sáng tạo mới mẻ và hành trình vượt lên mọi khó khăn, thách thức để hướng tới một tương lai của những vẻ đẹp nhân văn, cao cả. Đồng thời, tạo điều kiện để người yêu thơ cùng chia sẻ, trao đổi, đàm luận những ý thơ, tứ thơ hay, thưởng lãm những vần thơ đẹp làm lan toả tình yêu thi ca đến mọi người, mọi nhà, tiếp thêm cảm hứng, nguồn vui sống cho đông đảo người yêu thơ, đưa thơ ca trở thành “món ăn” bồi đắp giá trị tinh thần trong đời sống xã hội./.

Nguyễn Hảo

FalseVăn hoá
Biểu diễn văn nghệ và chiếu phim lưu động phục vụ cơ sở chào mừng Ngày hội Biên phòng toàn dân năm 2024TinLê Quang TrạngBiểu diễn văn nghệ và chiếu phim lưu động phục vụ cơ sở chào mừng Ngày hội Biên phòng toàn dân năm 2024/SiteAssets/Bieudien-vannghe-bp-3.jpg
20/02/2024 10:00 SANoĐã ban hành

​(TUAG)- Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội biên phòng (3/3/1959 - 3/3/2024), 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989 - 3/3/2024), từ ngày 18/02 đến ngày 25/02/2023, Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật tỉnh triển khai đợt biểu diễn văn nghệ và chiếu phim lưu động phục vụ cơ sở tại các xã, phường, thị trấn biên giới trên địa bàn tỉnh An Giang.

 Bieudien-vannghe-bp-1.jpg

Tại mỗi nơi đến, đơn vị đã tổ chức chiếu phim lưu động trên màn ảnh rộng phục vụ bà con nhân dân và các chiến sĩ với các bộ phim tài liệu, phóng sự phản ánh về các hoạt động bảo vệ biên giới của lực lượng biên phòng nước ta. Bên cạnh đó, còn có chương trình biểu diễn nghệ thuật với các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc mang nội dung ca ngợi quê hương đất nước, khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ biên phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ca ngợi mùa xuân và tuổi trẻ, khát vọng cống hiến cho cộng đồng, dân tộc.

 Bieudien-vannghe-bp-2.jpg

Chương trình ca múa nhạc diễn ra với thời lượng hơn 60 phút, được chia thành 2 phần. Phần 1 - Hát về anh gồm các tiết mục: Ca múa Hành khúc bộ đội Biên phòng An Giang, ca múa Tình anh em, song ca cổ Màu xanh biên giới, tốp ca nam Bài ca người lính Biên phòng, múa Lúa xuân miền Nam. Phần 2 - Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước con người gồm các tiết mục: song ca nam nữ Tình ca mùa xuân, múa Sắc hoa Châu Giang, đơn ca nữ Ước nguyện đầu xuân, Liên khúc ca cảnh Qua cầu rước em - Yêu là cưới, đơn ca nam Mùa xuân bên nhau, tốp ca nữ Nơi bình minh đầy nắng, đơn ca nam Ngày đẹp tươi, đơn ca nữ Vũ trụ có anh, tốp ca nam Chờ trông ai, nhảy hiện đại Amore Mio, ca múa An Giang quê tôi.

 Bieudien-vannghe-bp-3.jpg

Chương trình biểu diễn nghệ thuật do Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật tỉnh dàn dựng và biểu diễn

Thông qua đợt chiếu phim lưu động và biểu diễn nghệ thuật lần này, góp phần bồi đắp đời sống văn hoá tinh thần cho quần chúng nhân dân và chiến sĩ ở những địa bàn biên giới của tỉnh, góp phần xây dựng hình ảnh người lính biên cương và tuyên truyền tinh thần đoàn kết quân dân nơi phên giậu tuyến đầu biên giới.

 Lê Quang Trạng

FalseVăn hoá
Nồi bánh tét ngày Tết của Mẹ Bài viếtHồng ĐăngNồi bánh tét ngày Tết của Mẹ /SiteAssets/Banh-tet-ngay-tet-24-1.jpg
09/02/2024 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Chẳng biết tự bao giờ món Bánh tét luôn được xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết của người dân Nam Bộ. Tôi nhớ hồi còn tung tăng cặp sách thời trung học, chờ mỗi dịp tết đến, xuân về mới được xem Mẹ gói bánh tét để cúng ông bà và biếu họ hàng gần xa. Ngày nay, có điều kiện hơn nên món ăn này không cần chờ đến ngày Tết mới được ăn, mà chỉ cần cầm điện thoại lên và gọi: “Mẹ ơi, con thèm ăn bánh tét…”. Mấy hôm sau sẽ được thỏa cơn thèm ngay với đòn bánh to béo ú ụ đặc trưng của Mẹ…


Mẹ tôi… là một người phụ nữ có gương mặt hiền dịu, thích sự sạch sẽ và gọn gàng của gian bếp. Mẹ luôn luôn tất bật với công việc quanh căn bếp của mình, hết dọn dẹp thì đến nấu ăn cho cả nhà, thời gian của mẹ ở căn bếp chiếm khá nhiều trong ngày, niềm đam mê ấy đã dần nâng cao tay nghề nấu ăn của Mẹ.

Gia đình tôi có ba anh em, chúng tôi đều đã lập gia đình và có nhà ở ổn định. Ba tôi là cán bộ về hưu, sau bao năm vất vả giờ Ba Mẹ tôi vẫn gắn bó bên nhau, điều đó thật đáng trân quý... Tôi may mắn là khi lập gia đình ra ở riêng vẫn được ở gần nhà Mẹ, vậy nên tôi thường xuyên được Mẹ nấu cho mấy món khoái khẩu… Thật không gì bằng khi còn Mẹ ở bên!…

Các món ăn đặc biệt của mẹ dù tôi có vận dụng đúng công thức mẹ truyền nhưng hương vị đặc biệt từ bàn tay mẹ làm vẫn tròn vị, đậm đà khó quên, như món thịt ba rọi kho trứng cút, cứ Mẹ nấu là miếng thịt cứ thơm ngon đến lạ, vừa mềm vừa béo. Món bánh xèo thì ta nói dòn dòn béo béo chấm với nước mắm chua ngọt của Mẹ thì không còn gì để tả. Rồi tới món bánh ích trần mặn yêu thích của tôi cũng được Mẹ chế biến cùng tình yêu thương con bao la vô tận… đặc biệt nhất trong các món mẹ nấu là món Bánh tét và người nhóm ngọn lửa hừng hực nấu chín những chiếc bánh to ú ụ của Mẹ đó là Ba tôi…


Ngoài những dịp giỗ ông bà Nội Ngoại, cứ thèm ăn là bà tiên mang tên Mẹ không ngại nắng mưa hay ngày đêm cũng tất bật chuẩn bị cho con cho cháu những chiếc bánh thơm ngon béo ú, mỗi đòn bánh nặng cả kilogam, ăn một lần cho đã vài tháng rồi gọi mẹ à mẹ ơi… Vậy đó, mà cứ đến ngày Tết, thì Mẹ cũng cứ phấn khởi chuẩn bị tươm tất nồi bánh tét cho các con kịp cúng đêm 30, rồi là biếu tặng mấy cô dì, chú bác… tuy vất vả nhưng mẹ đã có trợ thủ đắc lực là Ba, người tiên phong cột bánh và canh lửa cho đến khi bánh chín. Như hàng năm, năm nay vẫn là ngày 30 tết, mẹ đã chuẩn bị sẵn mớ lá chuối, loại vật liệu không thể thiếu khi làm món bánh tét. Công đoạn lau sạch lá chuối cũng rất cần sự tỉ mỉ, vì phải cắt lá vừa chiếc bánh Mẹ dự định gói, rồi nào là lá gối hai đầu bánh cho nước không thấm được vào trong… lá phải được lau sạch cả hai mặt, lau nhẹ nhàng tránh làm rách lá. Ngoài ra thì cần có dây bàng để nịt lại khoảng 10 vòng mới thành chiếc bánh Tét Nam bộ.

 Đến phần nhân, tôi thấy mẹ ngâm, nấu đậu xanh cho chín, sau đó nêm nếm gia vị rồi để nguội bớt nắn thành một cây nhân vừa tròn vừa dài dài theo đòn bánh tét. Còn nếp thì mẹ ngâm trước đó vài tiếng đồng hồ, sau đó vớt ra gút khô nước rồi cho lên bếp xào với nước cốt dừa cùng nước cốt lá dứa cho hạt nếp thấm vị và se lại, khi thành phẩm chiếc bánh vừa dẻo vừa béo, có màu xanh và thơm. Mỗi đòn bánh tét ngoài nếp, một cây nhân đậu xanh, còn có thịt ba chỉ heo được nêm nếm vừa khẩu vị gia đình với các loại gia vị riêng của Mẹ, phần nhân bánh mẹ thường cho nhiều nên đòn bánh tét khi thành phẩm nó to ú ụ, tròn béo và ăn kèm với dưa kiệu của mẹ làm nữa thì ngon tuyệt cú mèo. Nảy giờ theo chân mẹ để tìm ra bí kíp ướp phần nhân thịt tại sao vừa thơm mà vị cũng vừa ăn, phần thịt sống nên không nêm nếm gì được, vậy mà cứ ăn là vị vừa ngon, phải xin bí kíp mới được. Mẹ mẹ ơi, nêm nếm gia vị gì cho con coi với… “cái con nhỏ này, coi bao nhiêu lần rồi mà vẫn chưa nhớ à, phải chú ý muốn ướp thịt thơm ngon thì bầm hành tím, ướp chung cùng với gia vị và hạt tiêu, như vậy thịt sẽ thấm vị và thơm ngon hơn, do cả nhà mình đều thích vị như vậy nên mẹ cứ như vậy mà làm, còn tùy mỗi gia đình thì sẽ có cách nêm nếm gia vị riêng…”.


Khi đã chuẩn bị xong phần nguyên liệu, mẹ bắt tay vào gói bánh. Đến công đoạn cột bánh, nhiệm vụ này được ba đảm nhận trong suốt nhiều năm qua, cứ mỗi dịp mẹ gói bánh tét là ba có dịp cột bánh bằng dây bàng, đôi bàn tay của một cán bộ về hưu cứ thoăn thoắt cột, rồi nắn ra đòn bánh tét béo ú, vừa vặn để không cho bánh bị vỡ ra trong quá trình nấu trên lửa lớn sôi sùng sục suốt 5 đến 6 tiếng đồng hồ. Trong lúc mẹ loay hoay chuẩn bị phần nhân bánh thì lúc đó ba cũng đã thiết kế xong một cái bếp để nấu bánh. Đó là đào một cái hố nhỏ, tìm mấy ba cục đá kê thành một cái bếp phía sau nhà và tìm một mớ gốc củi khô để nấu bánh và thức canh châm nước vào nồi bánh tét đến tận khuya.

Khi hoàn thành cột bánh là cho bánh vào luôn nồi nước đang sôi để bánh không bị nông nước. Tranh thủ lúc ba nghỉ tay ra chụm lửa cho nồi nước sôi, tôi theo sau xin phỏng vấn kinh nghiệm canh lửa xuất sắc của ba, không khi nào bánh bị nín hay bị quá lửa. Ba ba ơi, muốn nấu bánh vừa chín không bị quá mềm thì cần canh lửa như thế nào vậy ba... “Muốn cho bánh chín ngon thì lúc đầu nên nấu lửa mạnh cho nước sôi khoảng hai tiếng đồng hồ đầu, cho đều lửa cho nếp nở, sau đó nấu lửa vừa từ từ, khoảng 5 tiếng thì ngưng lửa, còn than vẫn để hầm đó chờ từ 30 phút đến 1 tiếng sau thì hãy vớt ra…”.

Thời gian nấu bánh còn tùy thuộc vào chiếc bánh to hay nhỏ để canh thời gian, không nấu quá lâu sẽ làm vỡ bánh, bánh bị nông nước sẽ mau thiêu. Đòn bánh bự của Mẹ thì Ba sẽ canh lửa khoảng hơn 5 tiếng, sau đó vớt ra rồi treo lên cho bánh dẻ lại, như vậy bánh ăn mới dẻo ngon.

Banh-tet-ngay-tet-24-4.jpg

Vậy là một năm mới nữa đã về trước sân nhà, thật vui khi Ba Mẹ vẫn bên chúng con, gia đình cùng nhau sum vầy bên bếp lửa nồi bánh Tét ngày Tết của Mẹ thật bình dị, ấm áp và đầy tình yêu thương. Nhân dịp trước thềm năm mới, Giáp Thìn 2024. Kính chúc mọi người, mọi nhà một năm mới nhiều sức khỏe và tài lộc đầy nhà, ai ai cũng sum vầy, hạnh phúc và bình an...

Chiếc Bánh tét hay còn gọi là Bánh Tết nhìn giản đơn nhưng thấm đẫm nhiều ý nghĩa mong muốn gia đình luôn sum vầy, ấm no. Vì vậy theo phong tục ngày Tết, cứ tối 29, 30 Tết cả gia đình cùng thức khuya canh lửa nồi bánh, vừa nâng ly cùng nhau đón giao thừa, tạo nên không khí ấm cúng, sung túc của ngày Tết Việt Nam.

Hồng Đăng
FalseVăn hoá
Tản mạn ngày Tết miền TâyBài viếtTTCTTTTản mạn ngày Tết miền Tây/SiteAssets/Chao-nam-moi-24-3.jpg
07/02/2024 10:00 SANoĐã ban hành

​(TUAG)- Trong kho tàng văn hoá dân tộc nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng, Tết hiện lên như một rừng hoa đầy hương sắc. Không phải là mùa, cũng chẳng là tháng nào cụ thể, nhưng Tết mang những đặc trưng riêng biệt, chẳng xen lẫn với bất cứ thời điểm nào của năm, và nổi bật lên một cách kiêu sa và lộng lẫy… Bởi Tết là thời điểm chứa đựng mùi hương, màu sắc, không khí đặc trưng và dễ chịu nhất trong năm!

Chao-nam-moi-24-3.jpg

Ở nước ta, với sự phát triển sớm và rực rỡ của nền văn minh lúa nước, các bậc tiền nhân đã dựa vào sự tuần hoàn của thời tiết và quá trình canh tác nông nghiệp mà chia 24 tiết khí vào thành một năm. Mỗi tiết khí là một giai đoạn kéo dài 14 – 16 ngày, ứng với các yếu tố như: Lập Xuân (bắt đầu mùa Xuân), Kinh trập (sâu bắt đầu nở), Cốc vũ (mưa rào), Tiểu mãn (lũ nhỏ), Bạch lộ (nắng nhạt), Đại hàn (rét đậm)… Và khí tiết đầu tiên, khởi đầu mùa vụ mới của năm được xem là tiết quan trọng nhất (sau đọc trại thành “Tết”), gắn liền với nhiều sự kiện như tuổi đời, tính năm, hội hè... Dần dà, Tết gắn thêm nhiều hoạt động ý nghĩ khác, trở thành phong tục, tập quán và nếp văn hoá không thể thiếu trong tâm thức người Việt.

Cùng chung nền văn hoá Á Đông nên việc ăn Tết của Nhân dân ta với một số nước lân cận có những nét tương đồng. Từ thời Vua Hùng dựng nước, dân ta đã có văn hóa đón Tết của riêng mình. Truyện cổ truyền rằng, vào đời Hùng Vương thứ 6 (Khoảng năm 1712 - 1632 trước Công nguyên), dân ta đã có tục ăn Tết. Vào dịp Tết đầu tiên sau khi sau khi Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, đất nước thái bình, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm; vua Hùng muốn truyền ngôi cho người tài đức vẹn toàn nên ra cuộc thi, “Tết năm nay, ai đem lễ vật hợp với ý của ta đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”. Lang Liêu - người tánh hiền lành, thật thà, chất phác và hiếu nghĩa, không có khả năng đi tìm sơn hào hải vị, nên tận dụng các sản vật nông nghiệp thân thuộc như nếp, đậu, lá dong… chế biến thành bánh chưng hình vuông đại diện cho đất và bánh dày hình tròn đại diện cho trời dâng lên vua cha và được Hùng Vương rất hài lòng, liền ban chiếu truyền ngôi lại cho Lang Liêu. Từ dạo ấy đến nay đã hàng nghìn năm, nhưng bao giờ vào dịp Tết, dân ta cũng dâng cúng Tổ tiên bánh dày bánh chưng để thể hiện lòng hiếu đạo và cũng là cách nhắc nhở con cháu đời sau về tục ăn Tết của ông cha mình.

Trong quá trình mở mang bờ cõi, phát triển giống nòi, những cháu con của “Hùng Vương - Lang Liêu” dần đi về phương Nam, len lỏi rừng sâu vạn dặm để khai hoang, lập nghiệp. Trong cuộc di cư đầy gian nan, thử thách và khắc nghiệt ấy, tùy hoàn cảnh mà những phong tục tập quán truyền thống thuở xưa được thay đổi nhằm thích ứng với thiên nhiên, dần dà định hình nên một nếp văn hoá vừa tương đồng vừa có những nét khu biệt. Đơn cử như trong hành trình mở cõi, mỗi dịp Tết về, để gói bánh cúng tổ tiên mà phương Nam không có sẵn lá cây dong, người xưa tận dụng lá chuối làm lá gói. Bên cạnh đó, để tiện cho việc di chuyển, tiền nhân đã nghĩ ra việc thay đổi hình thức chiếc bánh chưng từ hình vuông sang hình trụ tròn để dễ mang đi xa và tiện khi muốn ăn thì chỉ cần lấy dây gói bánh và “cắt” cho bánh “tét” ra thành từng khoanh vừa miệng. Nhân đó cũng đặt cho tên mới của bánh là “bánh tét”. Đó cũng là thông điệp về sự thích ứng với thiên nhiên của người đi mở cõi, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, lưu truyền đến ngày nay…

Bằng sự thích ứng tài tình, khí hậu miền Nam không có hoa đào thì người dân trồng hoa mai rực vàng mỗi mùa Xuân đến. Cây mai Tết ngày nay có nguồn gốc từ loài mai dại mọc hoang trong những cánh rừng nhiệt đới ở dãy Trường Sơn.

Chao-nam-moi-24-1.jpg

Sống với sông nước ruộng vườn bốn mùa mát ngọt, tính cách người miền Tây cũng vì thế mà rộng rãi và hào sảng, nghĩ giản đơn, không cầu kỳ nhưng cũng rất trọng lễ nghĩa. Người miền Tây không có cổng làng, nhà thờ họ nhưng sâu xa trong tâm thức, họ vẫn trọng vọng Tổ tiên và vẫn còn đâu đó nỗi nhớ miền cố thổ. Hàng năm vào những ngày giáp Tết, các gia đình thường bày mâm trên bàn thờ tổ tiên để “rước” ông bà đã quá cố “về non về núi tu” hay “về với quê cha đất tổ miền Trung” trở lại gia đình chung vui Tết với con cháu. Trong suốt những ngày Tết, 2 lần sáng chiều mỗi bữa, con cháu đều trang nghiêm dọn mâm cơm với những món đặc trưng của Tết lên bàn thờ để ông bà dùng bữa như khi còn sống. Đến hết mùng 3 hoặc hết mùng 7 (hạ nêu), con cháu sẽ làm một mâm thịnh soạn để tiễn ông bà, và hẹn năm sau lại “rước” ông bà về chơi Tết.

Bên cạnh đó, còn một số dòng tộc vẫn giữ được nhiều nếp xưa từ thời mở cõi, đó là tục cúng việc lề. Hai chữ việc lề có nghĩa đây là “việc” đã có “lề lối” và “thông lệ”, không được khác đi. Trong buổi cúng việc lề, con cháu của cả dòng họ tựu về nhà của một người được chọn cố định truyền đời, hay luân phiên nhau tổ chức ở các nhà khác nhau. Lễ vật dâng lên lễ cúng có phần khá đặc biệt, mang ý nghĩa gắn liền với công cuộc khẩn hoang. Mỗi dòng họ thường sẽ có những vật phẩm việc lề khác nhau và cách lý giải cũng khác nhau. Người ta cho rằng, khi vào Nam khai khẩn, chiến tranh loạn lạc có khi phải lang bạt kỳ hồ, thay tên đổi họ… nên các bật tiền nhân đã dặn lại con cháu những món “quy ước đặt biệt” để sau này nhìn dòng họ với nhau… Ngày nay, từ mồng một đến hết tháng Giêng, dọc theo vùng Châu Đốc và kinh Vĩnh Tế - nơi năm xưa có nhiều đoàn dân phu gốc miền Trung được Thống suất Thoại Ngọc Hầu chiêu mộ đào kinh, xây làng lập ấp, ta vẫn thấy nhiều gia đình dọn mâm cúng việc lề rất trang nghiêm lễ bái. Sau lễ đều có tục thả chiếc ghe bầu bằng chuối (tàu tống) xuống sông để tưởng nhớ ông bà xưa đã “Nam tiến Bắc hồi”…

Người miền Tây có tục, nhà cửa dù một năm bụi bặm, bề bộn do công việc mưu sinh đến mấy thì trước phút giao thừa, cũng phải dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, làm mới vật dụng, bếp núc; sơn lại nhà cửa, sửa lại tủ bàn… Không chỉ cửa nhà, mà với tâm niệm “sống nhờ nhà, chết nhờ mồ”, những ngày giáp Tết này, người ta cũng làm một cuộc dọn cỏ, đắp đất, quét vôi mồ mả tổ tiên…

Mùa Tết về, đường sá, nhà nhà dường như mới tinh tươm, người người sắm cho mình áo quần mới để đi hưởng lộc… Đất người như đổi thay sau đợt “dọn mình” để chào đón những điều tươi mới. Chính tâm thức này, cùng sự hiền hòa, bao dung của người dân sông nước, mà trong những buổi gặp gỡ dịp Tết, những buồn giận năm qua sẽ được xem như “chuyện cũ bỏ qua”, năm mới nói chuyện mới, gắn kết mới…

Hình thành và phát triển chỉ hơn 300 lần Tết, nhưng mùa Tết nào của miền Tây Nam Bộ cũng là mùa rộn ràng và chất chứa nhiều nét đẹp đặc trưng văn hoá. Mang tâm thức Tết cổ truyền từ cái nôi của nền văn minh lúa nước, cắm xuống miền Đồng bằng châu thổ Cửu Long, tâm thức ấy bén rễ trổ bông hết sức đặc trưng và hấp dẫn. Những giá trị tốt đẹp đó như liều thuốc thần dược, thôi thúc chúng ta, dẫu đi đâu làm gì, cũng cố gắng vươn lên để mùa Tết phía tương lai, sẽ được về quê tắm mình trong một không gian Tết đậm đà hương sắc và mê đắm!

LÊ QUANG TRẠNG

FalseVăn hoá
Xây dựng mô hình làng văn hóa 4 dân tộc phục vụ phát triển du lịch An GiangBài viếtHạnh ChâuXây dựng mô hình làng văn hóa 4 dân tộc phục vụ phát triển du lịch An Giang/SiteAssets/Xay-dung-mohinh-vh-2.jpg
06/02/2024 10:10 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sở Khoa học Công nghệ An Giang và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp Viện Công nghệ cao Hutech (Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh) vừa tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Xây dựng và phát triển mô hình làng văn hóa 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer phục vụ phát triển du lịch tỉnh An Giang: Thực tiễn và Giải pháp".

Xay-dung-mohinh-vh-1.jpg 

Đại biểu dự hội thảo

Hội thảo đã tham vấn ý kiến các nhà quản lý địa phương, chuyên gia về kinh nghiệm bảo tồn, khai thác và phát triển các giá trị văn hóa cộng đồng, văn hóa các dân tộc phục vụ du lịch. Đồng thời, tiếp thu các ý kiến về kinh nghiệm và phương án xây dựng mô hình làng văn hóa 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer phục vụ phát triển du lịch tỉnh An Giang, phục vụ thực hiện Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu đề xuất, xây dựng Đề án Làng văn hóa 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer phục vụ du lịch", do Viện Công nghệ cao Hutech (Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh) chủ trì, PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng chủ nhiệm.

Hội thảo tạo diễn đàn khoa học để các học giả, chuyên gia, cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp trao đổi, tìm kiếm giải pháp để thúc đẩy việc khai thác và phát triển các sản phẩm văn hóa của 4 dân tộc phục vụ du lịch, tiếp tục phát huy những tiềm năng và lợi thế sẵn có, tạo điều kiện du lịch An Giang phát triển.

Ban Tổ chức hội thảo đã nhận được hơn 40 bài viết của tác giả, nhóm tác giả đến từ 15 trường đại học, học viện và doanh nghiệp, với 76 tác giả là các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp ở cả 3 miền Bắc-Trung- Nam. Các bài viết khá đa dạng, chất lượng, góp phần nâng cao vị thế và thương hiệu du lịch An Giang. Trong đó, các bài tham luận nhấn mạnh, An Giang từ lâu đã được biết đến như một vùng đất giàu tiềm năng du lịch. Địa phương còn là một trong số ít các tỉnh ở ĐBSCL có cả 4 dân tộc cùng sinh sống chan hòa với nhau, mang trong mình một bản sắc đặc trưng riêng, tạo nên sự cộng hưởng trên mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội và làm nên sự đa dạng văn hóa. Đây cũng là vùng đất sở hữu các giá trị tài nguyên du lịch văn hóa có tính hấp dẫn cao, gắn liền với đời sống tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa của cộng đồng các dân tộc, như: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer sinh sống lâu đời. Với nhiều giá trị văn  hóa của tỉnh nổi bật so với các địa phương khác trong vùng, sự hình thành của "Làng văn hóa" sẽ tác động trực tiếp đến phát triển du lịch của tỉnh và của tiểu vùng duyên hải phía Tây ĐBSCL.

PGS.TS Nguyễn Quyết Thắng đề xuất: "Để thúc đẩy du lịch An Giang cần có giải pháp hiệu quả và thiết thực hơn nữa, đặc biệt là khai thác các giá trị văn hóa của 4 dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer phục vụ du lịch. Điều này không chỉ đóng góp cho hoạt động du lịch, mà còn góp phần quảng bá cho du khách trong và ngoài nước biết tới, ngưỡng mộ, yêu mến con người và vùng đất An Giang, đóng góp vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia vững chắc, tin cậy; làm đòn bẩy thúc đẩy các mối quan hệ chính trị, ngoại giao; giao lưu kinh tế, thương mại...".

 Xay-dung-mohinh-vh-2.jpg

Dệt thổ cẩm Châu Phong

"Từ làng Chăm Châu Phong, khách du lịch còn được tham quan làng bè sắc màu trải dài từ ngã ba sông Châu Đốc, kéo dài lên phía đầu nguồn châu thổ sông Hậu và sông Châu Đốc, huyện An Phú. Còn làng văn hóa Chăm - Kinh sẽ được xây dựng liên kết giữa xã Châu Phong (TX. Tân Châu) với thị trấn Đa Phước (huyện An Phú). Trên địa bàn xã và các khu vực lân cận có rất nhiều chùa Khmer có kiến trúc, bề dày lịch sử thu hút du khách cùng với hệ thống lễ hội truyền thống, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc trưng của người Khmer phù hợp phát triển du lịch tâm linh, du lịch văn hóa..." - PGS.TS Nguyễn Quyết Thắng đề xuất.   

TS Nguyễn Tấn Thanh, Trường Đại học Trà Vinh cho rằng, lượng du khách đến An Giang là khá lớn, số lượng các làng nghề cũng khá nhiều, nhưng chủ yếu là khách tham quan trong ngày. Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa 4 dân tộc chưa được đầu tư khai thác tương xứng với tiềm năng. Ngày càng có nguy cơ bị mai một và sẽ mất dần theo thời gian. Sự hình thành của các "Làng văn hóa" sẽ tác động trực tiếp đến phát triển du lịch của tỉnh và ĐBSCL thông qua 3 tác động rõ rệt là tăng nguồn thu, tạo việc làm và phát triển khu vực.

TS Thanh cho rằng, An Giang có rất nhiều điểm du lịch văn hóa nổi tiếng của người kinh gắn liền với những di tích, lịch sử, kiến trúc và tâm linh. Với những lợi thế hiện có cho thấy khu vực Núi Sam (TP. Châu Đốc) là nơi có đủ các điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng và phát triển làng văn hóa người Kinh. TP. Long Xuyên sẽ là địa điểm thuận lợi với các điều kiện vật chất, văn hóa hiện có để xây dựng và phát triển làng văn hóa người Hoa. Xã Châu Phong (TX. Tân Châu) là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn hết để xây dựng và phát triển làng văn hóa người Chăm phục vụ du lịch.

TS Nguyễn Trung Hiếu, Khoa Du lịch và Văn hóa - Nghệ thuật, Trường Đại học An Giang lưu ý cần quan tâm về vị trí thành lập làng văn hóa các dân tộc, lựa chọn giá trị văn hóa, hội tụ đa loại hình - đa sản phẩm du lịch và liên kết doanh nghiệp. "Việc xây dựng làng văn hóa các dân tộc nhằm mục đích đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, khu điểm du lịch trong chiến lược phát triển du lịch tầm nhìn đến 2050. Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc xác định vị trí xây dựng trong tổng thể quy hoạch du lịch là vấn đề quan trọng và phải hài hòa với vị trí định cư của các dân tộc... Ngoài ra, việc lựa chọn giá trị văn hóa, tính hội tụ đa loại hình-đa sản phẩm và liên kết doanh nghiệp cũng vô cùng quan trọng để phát triển du lịch bền vững"- TS Nguyễn Trung Hiếu đề xuất.

Các ý kiến góp ý nhằm tìm phương án khả thi, hiệu quả nhất trong xây dựng làng văn hóa các dân tộc phục vụ phát triển du lịch địa phương tỉnh An Giang.

H.C

False
Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh An Giang viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnhTinTrung HiếuTỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh An Giang viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh/SiteAssets/TU-HDND-UBND-MT-vieng-ntt-2.jpg
01/02/2024 10:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 01/02, tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh An Giang trang trọng tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các Anh hùng liệt sĩ, nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

 TU-HDND-UBND-MT-vieng-ntt-1.jpg

Các đại biểu dự lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước; Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, các cơ quan, đơn vị của tỉnh, TP Long Xuyên, huyện Châu Thành; các đồng chí lão thành cách mạng, đoàn vên, thanh niên, học sinh và đông đảo thân nhân các liệt sĩ tham dự buổi lễ.

 TU-HDND-UBND-MT-vieng-ntt-2.jpg

TU-HDND-UBND-MT-vieng-ntt-4.jpg

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hoa, dâng hương lên đài tưởng niệm

Trong không khí trang nghiêm, các đại biểu đã dâng hoa lên đài tưởng niệm, dành một phút mặc niệm và thắp hương lên phần mộ để bày tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn đối với sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu anh dũng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, giành độc lập cho dân tộc, đem lại tự do, hòa bình cho nhân dân.

 TU-HDND-UBND-MT-vieng-ntt-6.jpg

TU-HDND-UBND-MT-vieng-ntt-7.jpg

TU-HDND-UBND-MT-vieng-ntt-8.jpg

Lãnh đạo tỉnh thắp hương tại các phần mộ các liệt sĩ

Trước anh linh của các anh hùng liệt sĩ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang nguyện hứa tiếp tục phấn đấu, đoàn kết một lòng xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh; nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách phấn đấu hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển giàu mạnh, văn minh. Đồng thời, tiếp tục phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, quan tâm, chăm lo cho những gia đình chính sách, nhất là những gia đình mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình thương binh, liệt sĩ…

TRUNG HIẾU

TrueVăn hoá
An Giang: Trưng bày chuyên đề “Hình tượng rồng trong nghệ thuật trang trí truyền thống Việt Nam” mừng Xuân Giáp Thìn 2024TinThanh HảiAn Giang: Trưng bày chuyên đề “Hình tượng rồng trong nghệ thuật trang trí truyền thống Việt Nam” mừng Xuân Giáp Thìn 2024/SiteAssets/Trungbai-hinhtuong-rong-2.jpg
25/01/2024 9:00 SANoĐã ban hành

Trungbai-hinhtuong-rong-1.jpg

Đại biểu dự khai mạc trưng bày chuyên đề (Ảnh: Thanh Hùng-AGO)

(TUAG)- Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2024) và chào đón Xuân Giáp Thìn 2024, được sự chỉ đạo, định hướng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; sáng ngày 24/1, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh An Giang (thành phố Long Xuyên), Ban Giám đốc Bảo tàng tỉnh phối hợp cùng với Ban Chấp hành Hội Cổ vật tỉnh tổ chức Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Hình tượng Rồng trong nghệ thuật trang trí truyền thống Việt Nam”.

Đến dự khai mạc có Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Thúy Xuân; Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đào Sĩ Tuấn; Chủ tịch Hội Cổ vật tỉnh Nguyễn Kim Quyên; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh; nguyên lãnh đạo Bảo tàng tỉnh; các nhà sưu tập đóng góp hiện vật trưng bày cùng cán bộ chiến sĩ, các em học sinh, sinh viên, phóng viên báo, đài các cơ quan thông tấn đến dự và đưa tin.

Trungbai-hinhtuong-rong-2.jpg

Đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề (Ảnh: Thanh Hùng-AGO)

Theo ông Đào Sĩ Tuấn, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh, trong văn hóa Việt Nam, rồng là linh vật biểu trưng cho quyền lực, sự may mắn và thịnh vượng. Trong tâm thức của người Việt Nam, rồng còn là cội nguồn của dân tộc, gắn với truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”. Trải qua các thời kỳ lịch sử, hình tượng rồng tuy có sự tiếp biến, thay đổi một số đặc điểm nhưng vẫn được xem là biểu tượng văn hóa, được sử dụng rộng rãi trong mọi mặt đời sống xã hội từ trang trí kiến trúc cung đình đến kiến trúc dân gian, tôn giáo, tín ngưỡng và đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.

Sau hơn một tháng chuẩn bị và triển khai thực hiện, Ban Tổ chức đã nhận được trên 100 hiện vật từ sự đóng góp của các cá nhân và nhà sưu tập trong và ngoài tỉnh cùng với trên 90 hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh. Bên cạnh, đã vận động 20 nhà sưu tập hiến tặng 83 hiện vật và 01 nhóm hiện vật cho Bảo tàng tỉnh để qua đó làm đa dạng và phong phú thêm các hiện vật của Bảo tàng tỉnh, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, trưng bày, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

Thông qua trưng bày chuyên đề lần này, Ban Tổ chức mong muốn giới thiệu đến công chúng, nhất là thế hệ trẻ hơn 190 hiện vật có niên đại từ đầu thế kỷ XX đến nay, với đa dạng hình thức và chất liệu, thường được sử dụng trong trang trí và sinh hoạt hàng ngày với được nghệ nhân tạo tác, trang trí hình tượng rồng vô cùng sinh động và tỉ mỉ trên nhiều chất liệu như: gốm, gỗ, ngà voi, tranh kiếng, trang sức,... Đây là các hiện vật có giá trị văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ và quý hiếm phản ánh đời sống văn hóa xã hội của cư dân vùng đất Nam bộ được gìn giữ cẩn thận đến ngày hôm nay. Qua trưng bày chuyên đề “Hình tượng rồng trong nghệ thuật trang trí truyền thống Việt Nam”, Tỉnh An Giang mong muốn truyền tải những lời chúc ý nghĩa tốt lành này đến công chúng nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024, với mong ước năm mới hội tụ nhiều điều may mắn, tốt lành, khát vọng vươn lên của quê hương, đất nước.

Trungbai-hinhtuong-rong-3.jpg
Hiện vật trưng bày

 “Để có thể quy tập các hiện vật và khai mạc trưng bày chuyên đề hôm nay là quá trình nỗ lực làm việc của tập thể lãnh đạo, nhân viên Bảo tàng và Ban Chấp hành Hội cổ vật An Giang, cũng như niềm đam mê của các nhà sưu tập trong và ngoài tỉnh đóng góp hiện vật tham gia trưng bày. Tôi chân thành cám ơn Hội cổ vật tỉnh An Giang, các Nhà sưu tập đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang cùng với Bảo tàng An Giang đã phối hợp tổ chức thành công trưng bày chuyên đề nhằm tuyên truyền ý nghĩa hình tượng rồng trong văn hóa Việt Nam, góp phần giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc cho thế hệ mai sau” - ông Đào Sĩ Tuấn cho biết.

Dịp này, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tặng giấy khen cho 02 tập thể và 11 cá nhân có thành tích trong tổ chức hoạt động trưng bày; trao giấy khen cho 20 nhà sưu tập hiến tặng 83 hiện vật và 01 nhóm hiện vật cho Bảo tàng tỉnh; trao giấy chứng nhận cho 33 nhà sưu tập có hiện vật tham gia trưng bày.

 Trungbai-hinhtuong-rong-4.jpg

Đại biểu nghe thuyết minh về hiện vật trưng bày (Ảnh: Thanh Hùng-AGO)

Trungbai-hinhtuong-rong-5.jpg
Hiện vật do các nhà sưu tập hiến tặng

Trưng bày chuyên đề "Hình tượng Rồng trong nghệ thuật trang trí truyền thống Việt Nam" diễn ra đến ngày 24/4 tại Bảo tàng tỉnh An Giang.

Thanh Hải

FalseVăn hoá
Độc đáo phiên chợ quê làng Chăm Đa PhướcTinNghĩa ThanhĐộc đáo phiên chợ quê làng Chăm Đa Phước/SiteAssets/Cho-cham-danphuoc-ak-1.jpg
22/01/2024 6:00 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Trong 02 ngày 20/01 và 21/01/2024, phiên chợ quê thuộc khu sinh thái Jiao Hary làng Chăm Đa Phước (thị trấn Đa Phước, huyện An Phú) đã chính thức mở cửa và đón trên 1.000 lượt khách tham quan.

 Cho-cham-danphuoc-ak-1.jpg

Khách tham quan chợ quê làng Chăm Đa Phước

Theo ghi nhận, phiên chợ quê làng Chăm Đa Phước mở cửa đã đón nhận số lượng đến tham quan, mua sắm ngày càng đông, mọi người đến đây sẽ được thưởng thức và tận hưởng văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Chăm tại 60 gian hàng với những món ăn truyền thống như cà ri bò, tung lò mò, bánh paykgah (hay còn gọi là bánh nhẫn), bánh saykya (còn được gọi bánh giàu),… Ngoài ra, phiên chợ quê còn trưng bày và cung cấp những sản phẩm thủ công do chính những nghệ nhân người Chăm làm ra với những tinh hoa độc đáo để khách tham quan đến chiêm ngưỡng và mua sắm. Thoả sức hoá thân làm người Chăm, check in tại buồng cưới, phong cảnh tiểu vương quốc Ả Rập thu nhỏ.

 Cho-cham-danphuoc-ak-2.jpg

Hoạt động chèo thuyền tham quan phiên chợ

 Cho-cham-danphuoc-ak-3.jpg

Thưởng thức các tiết mục văn nghệ truyền thống của dân tộc Chăm trên đảo cá chép

 Cho-cham-danphuoc-ak-4.jpg

Gian hàng trưng bày sản phẩm thủ công của người Chăm

 Cho-cham-danphuoc-ak-5.jpg

Du khách người Chăm có thể hành lễ theo đạo tại phiên chợ

 Cho-cham-danphuoc-ak-6.jpg

Thưởng thức các món ăn truyền thống của người Chăm

 Cho-cham-danphuoc-ak-7.jpg

Đặc sản tung lò mò của người Chăm

Không những thế với diện tích tổng thể khu du lịch trên 40.000m2, khách tham quam còn trải nghiệm nhiều hoạt động, thư giản sau những giờ lao động mệt nhọc, như: hoạt động chèo thuyền tham quan vườn trái cây, chèo kayak và thưởng thức ca phê chill tại đảo cá chép trong khung thời gian từ 16 giờ 30 – 19 giờ 30 hằng ngày. Đặc biệt, bạn và gia đình có thể lưu lại những khoảnh khắc kỷ niệm với những tiểu cảnh hấp dẫn và đẹp mắt. Đặc biệt, người Chăm đến đây còn được bố trí phòng nam và nữ riêng biệt để đồng bào dân tộc Chăm đến phiên chợ tham quan và cúng bái khi đến giờ quy định trong đạo.

Đây loại hình du lịch cộng đồng hấp dẫn không chỉ đóng góp trực tiếp vào việc định hướng phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mà còn nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Phiên chợ quê làng Chăm Đa Phước chính thức khai trương vào ngày 28/01/2024 sắp tới.

Nghĩa Thanh, Vi Cô

FalseVăn hoá
Nhiều phát hiện khảo cổ mới về văn hóa Óc Eo tại di tích gò Danh Sang qua hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các chuyên gia Việt Nam và Hàn QuốcTinThanh HảiNhiều phát hiện khảo cổ mới về văn hóa Óc Eo tại di tích gò Danh Sang qua hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc/SiteAssets/Khaoco-go-Danhsang-1.jpg
18/01/2024 7:00 CHNoĐã ban hành

​(TUAG)- Chiều ngày 18/01, tại UBND tỉnh An Giang, Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo phối hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ chí Minh (Trường ĐHKHXHNV) và Viện Nghiên cứu di sản văn hóa Daehan - Hàn Quốc báo cáo kết quả khai quật khảo cổ tại di tích gò Danh Sang, thuộc khóm Tân Đông, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn.

Khaoco-go-Danhsang-1.jpg
Đại biểu dự buổi làm việc

Đến dự và chủ trì buổi làm việc có: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Minh Thúy; Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Thúy Xuân; Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trương Bá Trạng; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Về phía các đơn vị phối hợp khai quật khảo cổ có: PGS.TS Đặng Văn Thắng, Trường ĐHKHXHNV; GS. Lee Young Cheol, Viện Trưởng Viện nghiên cứu Di sản văn hóa Deahan - Hàn Quốc; Ths. Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo; cùng các chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam và Hàn Quốc tham gia đợt khai quật khảo cổ.

Khaoco-go-Danhsang-2.jpg

Các chuyên gia Hàn Quốc và Việt Nam tham dự buổi làm việc

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã được nghe GS. Lee Young Cheol và PGS.TS Đặng Văn Thắng thông tin, báo cáo sơ bộ về kết quả khai quật khảo cổ tại di tích Gò Danh Sang thuộc địa bàn thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn với diện tích khai quật: 300m² trong thời gian 52 ngày (từ ngày 26/11/2023 đến 18/01/2024) với những phát hiện hết sức lý thú về một nền móng kiến trúc đền thờ thần Shiva lần đầu được phát lộ thuộc nền văn hóa Óc Eo của Vương quốc Phù Nam từng hiện diện tại khu vực này từ thế kỷ thứ II -  thế kỷ thứ XII. Qua đó đề xuất với lãnh đạo tỉnh An Giang có giải pháp bảo vệ khu vực đã khai quật và giữ nguyên hiện trạng khu vực lân cận để tiếp tục mở rộng khai quật khảo cổ học tại di tích Gò Danh Sang trong năm 2024 với diện tích 1ha theo kế hoạch để hiểu rõ hơn về di tích quan trọng này. Đồng thời, xem xét lập hồ sơ xếp hạng đi tích văn hóa cấp tỉnh đối với khu vực Đền thờ thần Shiva Gò Danh Sang sau khi có kết luận chính thức của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL.

Khaoco-go-Danhsang-3.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Minh Thúy phát biểu

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo tỉnh An Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Minh Thúy trân trọng cảm ơn và đánh giá cao về năng lực làm việc rất chuyên nghiệp của các chuyên gia Hàn Quốc và chuyên gia Việt Nam về Hợp tác quốc tế tổ chức nghiên cứu khoa học, khai quật khảo cổ học di tích Gò Danh Sang, nhằm mục đích để kiểm tra quy mô phân bố di tích và đặc điểm, tính chất phân bố của nhóm cư dân văn hóc Óc Eo sinh sống ở khu vực chân núi của của hướng hướng nam núi Ba Thê, từ đó đánh giá vai trò, vị trí của hệ thống các di tích ở khu vực này trong không gian chung của Khu di tích khảo cổ học Óc Eo - Ba Thê. “Cá nhân tôi rất hứng thú với những kết quả khảo cô mới được phát hiện qua đợt khảo cổ lần này với sự hợp tác của các chuyên gia đến từ Hàn Quốc. Thành công của việc làm sáng tỏ di tích Gò Danh Sang trong quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, sẽ góp phần quan trọng trong lộ trình xây dựng hồ sơ khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, trình UNESCO công nhận là di sản thế giới, mà tỉnh An Giang đang tập trung thực hiện” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Minh Thúy đánh giá.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Minh Thúy đề nghị các chuyên gia khảo cổ học, mà nhất là các chuyên gia đến từ Hàn Quốc, hãy tiếp tục hỗ trợ các phương pháp, kỹ thuật hiện đại trong công tác nghiên cứu khoa học khảo cổ về văn hóa Óc Eo tại tỉnh An Giang qua chương trình hợp tác giai đoạn 2022-2027 để giúp Ban Quản lý di tích vẫn hóa Óc Eo tiếp cận, học tập được nhiều giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất của Hàn Quốc. Đồng thời đề nghị các chuyên gia Hàn Quốc, nhất là cá nhân GS. Lee Young Cheol, Viện Trưởng Viện nghiên cứu Di sản văn hóa Deahan với uy tín và tầm ảnh hưởng quan trọng mình sẽ làm cầu nối giữa chính quyền tỉnh Jeollanam-do (Hàn Quốc) và tỉnh An Giang (Việt Nam) trong việc hợp tác phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh, góp phần làm sâu s8ác thêm mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Hàn Quốc và Việt Nam trong thời gian tới.

Về các nội dung kiến nghị của các chuyên gia tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Minh Thúy giao Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo tiếp thu và chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Thoại Sơn và các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh An Giang xem xét. Đối với những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật khảo cổ vừa qua giao Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc. Sau khi kết thúc đợt khai quật, Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo chủ trì phối hợp với Trường ĐHKHXHNV tham mưu UBND tỉnh báo cáo về kết quả khai quật khảo cổ và các đề xuất kiến nghị về phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã khai quật khảo cổ về Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL theo quy định.

Khaoco-go-Danhsang-4.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Minh Thúy tặng biểu trưng tỉnh An Giang cảm ơn các chuyên gia Hàn Quốc và PGS.TS Đặng Văn Thắng

Khaoco-go-Danhsang-5.jpg

GS. Lee Young Cheol và các chuyên gia Hàn Quốc tặng quà cảm ơn lãnh đạo tỉnh An Giang

Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo tỉnh An Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Minh Thúy đã tặng quà cảm ơn các chuyên gia Hàn Quốc và PGS.TS Đặng Văn Thắng đã tích cực hỗ trợ cho tỉnh An Giang trong việc khai quật khu Di tích Gò Danh Sang. Trân trọng những tình cảm và sự giúp đỡ của tỉnh An Giang đối với đoàn, GS. Lee Young Cheol, Viện Trưởng Viện nghiên cứu Di sản văn hóa Deahan và các chuyên gia Hàn Quốc cũng đã gửi tặng lãnh đạo tỉnh An Giang những món quà đặc sản của Hàn Quốc để cảm ơn và chúc mừng nhân dịp tết cổ truyền Nhâm Thìn - 2024 sắp đến.

Kế hoạch hợp tác quốc tế tổ chức nghiên cứu khoa học, khai quật khảo cổ học tại di tích Gò Danh Sang thuộc quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê đã được Bộ VHTT&DL cấp phép theo Quyết định số 3643/QĐ-BVHTTDL ngày 27/11/2023. Hoạt động nhằm mục đích kiểm tra quy mô phân bố di tích và đặc điểm, tính chất phân bố của nhóm cư dân văn hóa Óc Eo sinh sống ở khu vực chân núi của hướng đông nam núi Ba Thê. Từ đó đánh giá vai trò, vị trí của hệ thống các di tích ở khu vực này trong không gian chung của Khu di tích khảo cổ học Óc Eo - Ba Thê và có thể đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng quy hoạch theo yêu cầu của Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ (ICOMOS), trong việc xây dựng hồ sơ di sản thế giới đối với Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê.

Khaoco-go-Danhsang-6.jpg

Lãnh đạo tỉnh An Giang và các chuyên gia Hàn Quốc chụp ảnh lưu niệm

Chương trình khai quật là một phần trong dự án hợp tác nghiên cứu chung của Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo với các tổ chức khoa học của Hàn Quốc nhằm xác định vai trò của các cư dân cổ ở đồng bằng hạ lưu sông Mekong và miền Nam Bán đảo Triều Tiên đối với con đường thương mại hàng hải thời cổ đại bằng cách khôi phục lại đời sống của các nhóm dân cư cổ từ các cuộc khai quật khảo cổ học ở An Giang (Việt Nam) và một số địa điểm khảo cổ cùng thời đại ở Hàn Quốc. Kết quả từ cuộc khai quật khảo cổ học sẽ là cơ sở để thúc đẩy sự hợp tác giữa các tổ chức trong việc thực hiện các chương trình triển lãm quốc tế và xuất bản ấn phẩm nhằm quảng bá di sản văn hóa Óc Eo ra thế giới. Toàn bộ kinh phí thực hiện khai quật và nghiên cứu khoa học do các tổ chức khoa học của Hàn Quốc tài trợ.

Thanh Hải

FalseVăn hoá
Tác phẩm của nhà văn Lê Quang Trạng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nhà xuất bản Kim Đồng vinh danhTinTác phẩm của nhà văn Lê Quang Trạng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nhà xuất bản Kim Đồng vinh danh/SiteAssets/Tacpham-cua-LQT-vinhdanh-2.jpg
17/01/2024 5:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Sau khi đoạt giải thưởng hạng mục "Văn học thiếu nhi" của Hội Nhà văn Việt Nam, tác phẩm "Cá linh đi học" của nhà văn Lê Quang Trạng tiếp tục được vinh danh ở các sự kiện tổng kết, tôn vinh tác phẩm hay, tiêu biểu năm 2023.

Tacpham-cua-LQT-vinhdanh-1.jpg 

Ban Tổ chức vinh danh các tác giả, tác phẩm văn học nổi bật năm 2023 - nhà văn Lê Quang Trạng thứ năm từ trái sang

Tối 13/01, tại Bắc Giang đã diễn ra chương trình vinh danh các nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2023. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức. Đến dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, cùng đại diện các bộ, ban, ngành.

Chương trình vinh danh 87 gương mặt nghệ sĩ xuất sắc đoạt giải Nhất tại các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc, một số nghệ sĩ tiêu biểu ở lĩnh vực biểu diễn, điện ảnh, truyền hình, nghệ sĩ cống hiến vì cộng đồng và chương trình nghệ thuật nổi bật. Điểm mới của sự kiện năm nay là ngoài vinh danh các nghệ sĩ lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, chương trình còn vinh danh 10 cuốn sách nổi bật thuộc lĩnh vực văn học. Trong đó có 2 tác giả phía Nam là Nguyễn Ngọc Tư với tập truyện "Trôi" (Nxb Trẻ) và Lê Quang Trạng với truyện thiếu nhi "Cá linh đi học" (Nxb Kim Đồng).

Tacpham-cua-LQT-vinhdanh-2.jpg

Ngày 16/01 vừa qua, Nhà xuất bản Kim Đồng cũng đã công bố "Cá linh đi học" nằm trong “Top 10 cuốn sách tiêu biểu năm 2023” do Hội đồng chuyên môn bình chọn.

Thành Vương

FalseVăn hoá
Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức ThắngTinTrường GiangĐoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng/SiteAssets/1.%20%C4%90o%C3%A0n%20c%C3%B4ng%20t%C3%A1c%20d%C3%A2ng%20hoa,%20d%C3%A2ng%20d%C6%B0%C6%A1ng%20t%C6%B0%E1%BB%9Fng%20nh%E1%BB%9B%20c%C3%B4ng%20lao%20Ch%E1%BB%A7%20t%E1%BB%8Bch%20T%C3%B4n%20%C4%90%E1%BB%A9c%20Th%E1%BA%AFng.jpg
12/01/2024 11:45 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng ngày 12/01, nhân chuyến công tác tại tỉnh An Giang, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân làm Trưởng đoàn đã đến viếng, dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên), đi cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Mạnh Hà, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang.

1. Đoàn công tác dâng hoa, dâng dương tưởng nhớ công lao Chủ tịch Tôn Đức Thắng.jpg
Đoàn công tác dâng hoa, dâng dương tưởng nhớ công lao Chủ tịch Tôn Đức Thắng

2. Các đại biểu tham quan nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng 1.jpg
Các đại biểu tham quan nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

3. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan ghi sổ lưu niệm.jpg
Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan ghi sổ lưu niệm

4. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Đền thờ Chủ tich Tôn Đức Thắng.jpg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Đền thờ Chủ tich Tôn Đức Thắng

Tại Đền tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan và các đại biểu đã dâng hoa, dâng hương, bày tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn trước công lao to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng - người chiến sĩ cộng sản trung kiên, tiên phong tiêu biểu của phong trào công nhân và phong trào cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương An Giang, của Nam bộ đất thép thành đồng.

Sau dâng hương, đoàn đại biểu đã tham quan nhà trưng bày thân thế, sự nghiệp và nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ngày 20/8/1888 trong một gia đình có truyền thống yêu nước ở Cù lao Ông Hổ, thuộc làng An Hoà, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hoà Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang). Chủ tịch Tôn Đức Thắng là người sáng lập ra tổ chức Công hội Đỏ, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XX.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Tôn Đức Thắng luôn thể hiện nhân cách của người cộng sản kiên trung, hết lòng vì nước, vì dân. Đồng chí là người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, được đồng bào, chiến sĩ và nhân dân kính trọng gọi là “Bác Tôn”.

Trường Giang
FalseVăn hoá
Gói bánh tét tặng hộ dân vùng biên giớiTinPhan HữuGói bánh tét tặng hộ dân vùng biên giới/SiteAssets/TB-goi-banh-tet-bpbg-4.jpg
12/01/2024 9:00 SAYesĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 11/01, Bộ đội Biên phòng An Giang phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang tổ chức gói 500 đòn bánh tét tặng các hộ dân sống ở vùng biên giới thị xã Tịnh Biên, trong Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” Xuân Giáp Thìn 2024. Hoạt động còn có sự tham dự của Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, do Chuẩn đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 5 Hải quân, dẫn đầu.

TB-goi-banh-tet-bpbg-1.jpg

Hoạt động thu hút đông đảo chị em hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ TX Tịnh Biên, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng cùng người dân tham gia với không khí thân thiện, cởi mở những ngày xuân đang đến.

Công đoạn chuẩn bị gói bánh rất công phu, với sự tỉ mỉ trong từng sợi dây buộc bánh, những hạt nếp Phú Tân thơm dẻo, lá chuối gói bánh được lấy từ vùng đất biên giới Tịnh Biên.

 TB-goi-banh-tet-bpbg-2.jpg

Với ý nghĩa đặc biệt, hoạt động mang đến cảm giác ấm áp, gần gũi với mọi người. Dưới bàn tay khéo léo của các bà, các chị, sự tích cực của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, những chiếc bánh tét nghĩa tình đã dần thành hình.

 TB-goi-banh-tet-bpbg-3.jpg

 TB-goi-banh-tet-bpbg-4.jpg

Những chiến sĩ trẻ vô cùng thích thú, hăng hái với hoạt động này, bởi nó gợi nhớ đến không khí đầm ấm, vui vẻ của gia đình. Đó là hình ảnh những người mẹ, người bà của họ ngồi gói bánh thâu đêm trong những mùa xuân trước, khi họ còn là đứa nhóc đầu còn để chỏm.

 TB-goi-banh-tet-bpbg-5.jpg

TB-goi-banh-tet-bpbg-6.jpg

Sau thời gian làm việc hăng say của mọi người, những chiếc bánh đã hoàn thành, sẵn sàng cho công đoạn đem đi nấu. Với 2 loại, nhân đậu và nhân ngọt, những đòn bánh tét nghĩa tình này sẽ giúp hộ dân vùng biên giới cảm nhận đầy đủ hương vị truyền thống của cái Tết quê hương.

TB-goi-banh-tet-bpbg-7.jpg

Hoạt động gói bánh tét tặng cư dân vùng biên giới, trong Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Xuân Giáp Thìn 2024, góp phần mang mùa Xuân vui tươi, thấm đượm nghĩa tình đến với cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân. Qua đó, khẳng định sự gắn bó mật thiết, vun đắp thêm nghĩa tình quân – dân nồng ấm trong những ngày xuân về với vùng biên giới An Giang.

Phan Hữu

TrueVăn hoá
Kỷ niệm 104 năm Ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa HảoTinCông MạoKỷ niệm 104 năm Ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo/SiteAssets/Kiniem-104-pghh-3.jpg
07/01/2024 8:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Sáng 6/1/2024, tại chùa An Hòa Tự, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân (An Giang), Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo tổ chức kỷ niệm 104 năm Ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ (25/11 năm Kỷ Mùi 1919 - 25/11 năm Quý Mão 2023).

 Kiniem-104-pghh-1.jpg

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trương Hoàng Trọng, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang nhấn mạnh, kỷ niệm 104 năm Ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ diễn ra trong khí khí phấn khởi của Nhân dân trong tỉnh khi kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, nông dân trúng mùa được giá. Các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế được tập trung thực hiện toàn diện trên các lĩnh vực. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì tăng trưởng ổn định, là bệ đỡ cho nền kinh tế. Bên cạnh, Nhân dân khắp nơi trong cả nước chuẩn bị đón mừng năm mới - Giáp Thìn 2024. 

 Kiniem-104-pghh-3.jpg

Thay mặt Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang Trương Hoàng Trọng, đã gửi lời chúc mừng Ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ, thăm hỏi thân tộc họ Huỳnh, các vị chức việc, đồng bào Phật giáo Hòa Hảo trong và ngoài tỉnh. Chúc các vị trong Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Ban đại diện các tỉnh, thành phố, các Ban Trị sự cơ sở, Ban Quản tự An Hòa Tự cùng đồng bào Phật giáo Hòa Hảo hưởng một mùa Đản sinh vui tươi, đầm ấm, an toàn và hạnh phúc.

 Kiniem-104-pghh-2.jpg

Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang Trương Hoàng Trọng cho biết, trong năm qua, mặc dù kinh tế - xã hội tỉnh nhà bắt đầu khởi sắc, phục hồi sau đại dịch COVID - 19, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, điều hành của UBND tỉnh, triển khai, tổ chức thực hiện của các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp đã tạo sự đồng thuận của Nhân dân tỉnh nhà hưởng ứng tham gia thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đạt được nhiều chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng. Tổng sản phẩm GRDP trong tỉnh tăng 7,36% so với cùng kỳ năm 2022; thực hiện đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu mà Nghị quyết Hội đồng nhân dân đã đề ra; trong đó khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,81%. Cơ cấu kinh tế năm 2023, tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực và ổn định. Lĩnh vực văn hóa - xã hội, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

 Kiniem-104-pghh-4.jpg

Ông Trương Hoàng Trọng, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang khẳng định, trong những thành tựu chung của tỉnh An Giang thời gian qua, có sự đóng góp to lớn của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Ban Đại diện Phật giáo Hoà Hảo tỉnh An Giang, các Ban Trị sự cơ sở và toàn thể bà con theo đạo Phật giáo Hoà Hảo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Toàn thể bà con theo đạo Phật giáo Hoà Hảo tỉnh nhà đã phát huy truyền thống “Học phật, tu nhân” của Giáo hội, đoàn kết tôn giáo và phụng sự Tổ quốc. Tham gia tích cực cùng với chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn trong hoạn nạn, thiên tai. Chỉ tính riêng trong tỉnh An Giang, năm 2023 các Ban Trị sự cơ sở đã tham gia các hoạt động từ thiện xã hội như: cất nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cất cầu, tu sửa, rải cát đường nông thôn..... do địa phương phát động với tổng giá trị hàng hóa, vật chất, ngày công lao động quy ra tiền 115 tỷ đồng và toàn Đạo trên 500 tỷ đồng. Đây là những việc làm đầy ý nghĩa thiết thực, thể hiện tinh thần gắn bó đạo và đời, góp phần xây dựng quê hương An Giang ngày càng khởi sắc.

 Kiniem-104-pghh-5.jpg

Ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp tích cực của Giáo hội và chức việc, đồng bào Phật giáo Hòa Hảo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong suốt những năm qua Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang Trương Hoàng Trọng mong muốn và tin tưởng rằng trong thời gian tới với đường hướng hành đạo “vì Đạo pháp, vì Dân tộc” và tôn chỉ hành đạo "Học phật, Tu nhân”, Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, cùng toàn thể đồng bào Phật giáo Hòa Hảo sẽ tiếp tục chung sức cùng Nhân dân cả nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự đồng thuận xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc và đạo pháp, hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do cấp ủy, chính quyền và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phát động./.

Công Mạo

FalseVăn hoá
Tọa đàm khoa học luận bàn về Ngày truyền thống văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang và Nam bộTinCẩm NangTọa đàm khoa học luận bàn về Ngày truyền thống văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang và Nam bộ/SiteAssets/Toadam-oceo-1.jpg
25/12/2023 1:00 CHNoĐã ban hành
(TUAG)- Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang vừa tổ chức Tọa đàm khoa học để luận bàn về Ngày truyền thống văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang và Nam bộ. Tiến sĩ Ngô Quang Láng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang chủ tọa buổi Tọa đàm.
 

Quang cảnh buổi Tọa đàm

Tại buổi Tọa đàm, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học, nhà sử học trên địa bàn tỉnh An Giang, đã đóng góp, thảo luận nhiều ý kiến hay mang tính khoa học, mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Đa số các ý kiến đều cho rằng văn hóa Óc Eo cần có ngày truyền thống và mong muốn được chọn ngày 10/2. Đồng thời, đề xuất cần thay đổi tên gọi ngày truyền thống văn hóa Óc Eo để mở rộng phạm vi.

Qua các ý kiến đóng góp của các đại biểu, trong thời gian tới, Ban Quản lý văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang sẽ đề xuất tham mưu với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang tổ chức buổi tọa đàm với các tỉnh, thành Nam bộ có di tích văn hóa Óc Eo để thống nhất tên gọi và chọn ngày truyền thống cho phù hợp và đúng quy định.

 

Đại biểu tham gia thảo luận
 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi Tọa đàm

Việc công nhận Ngày truyền thống văn hóa Óc Eo sẽ giúp cho Nhân dân An Giang, Nam bộ nói riêng và Nhân dân cả nước nói chung nhớ về một nền văn minh xán lạn đã tồn tại trên đất nước Việt Nam. Đồng thời, góp phần giáo dục tuyên truyền khơi gợi những vẻ đẹp độc đáo của nền văn hóa, nghệ thuật bản địa cổ xưa, những tài năng sáng tạo của trí và lực của bao thế hệ tiền nhân, để lại di sản quý báu và kinh nghiệm ứng biến với thiên nhiên có ích cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội hiện  nay./.

Cẩm Nang
FalseVăn hoá
Lễ công bố Quyết định ghi danh 03 di sản văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm và Khmer vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia TinThanh HảiLễ công bố Quyết định ghi danh 03 di sản văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm và Khmer vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia /SiteAssets/Vanhoa-phivatthe-cham-khmer-2.jpg
21/12/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Tối 20/12, tại Chùa Preah Theat (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn), được sự cho phép của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp với UBND huyện Tri Tôn long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL ghi danh Di sản văn hoá phi vật thể “Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Vanhoa-phivatthe-cham-khmer-1.jpg
Đại biểu và bà con nhân dân dự lễ

Đến dự buổi lễ có Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Thúy Xuân; Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Trương Bá Trạng; đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; đại diện lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Tri Tôn và các huyện Tịnh Biên, Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú; các vị Sãi cả, À cha các chùa Khmer Nam tông và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn huyện Tri Tôn cùng tham dự.

Trước đó, Sở VHTT&DL đã phối hợp UBND huyện An Phú và thị xã Tân Châu tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL ghi danh Di sản văn hoá phi vật thể “Nghi lễ Vòng đời của người Chăm Islam thị xã Tân Châu và huyện An Phú tỉnh An Giang” và “Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong, thị xã Tân Châu”.

Vanhoa-phivatthe-cham-khmer-2.jpg
Các nghệ nhân tái trình diễn Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê tại buổi lễ

Tại buổi lễ, ông Trần Minh Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn đã báo cáo tóm tắt quá trình xây dựng hồ sơ đề nghị ghi danh Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê là loại hình diễn xướng dân gian độc đáo của cộng đồng Khmer tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn. Đây là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian tổng hợp, kết hợp âm nhạc ca kịch dân gian tích hợp múa, đọc thơ, còn được người Khmer gọi là Hát Lăm. Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê không chỉ hàm chứa giá trị nghệ thuật đặc sắc mà còn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Tri Tôn, tạo nên nét lịch sử văn hóa đặc thù cho vùng đất này. Dì Kê đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng Khmer An Giang, thường được biểu diễn ở các khoảnh sân của thôn xóm, sân chùa phục vụ bà con dân tộc Khmer sau những ngày lao động sản xuất và vào những dịp lễ hội quan trọng của phum, sóc.

Do xuất phát từ dân gian, trong đời sống sinh hoạt nông thôn nên ngay từ sớm loại hình này đã trở thành món ăn tinh thần của người nông dân. Do được lưu giữ trong cộng đồng Khmer nên Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê không xa lạ mà trở nên quen thuộc cả với những người Việt, người Hoa sống cộng cư ở vùng Bảy Núi An Giang; giúp gắn kết các tộc người trong sự thấu cảm và chia sẻ sự hiểu biết văn hóa, ý thức bản sắc tộc người tạo nên bản sắc địa phương. “Qua đợt kiểm Kê di sản văn hóa phi vật thể huyện Tri Tôn, nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê được đánh giá là loại hình nghệ thuật chứa đựng nhiều giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa truyền thống và gắn kết cộng đồng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã trình UBND tỉnh cho chủ trương lập hồ sơ để trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia” - Ông Giang cho biết.

Thừa ủy quyền của Bộ VHTT&DL, ông Trương Bá Trạng, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL đã trao Quyết định và Bằng công nhận của Bộ VHTT&DL về việc ghi danh Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong sự đón nhận và vui mừng của bà con Khmer xã Ô Lâm và huyện Tri Tôn.

Phát biểu chúc mừng chính quyền địa phương, các nghệ nhân nghệ thuật sân khấu Dì Kê cũng như bà con dân tộc Khmer huyện Tri Tôn, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Trương Bá Trạng trân trọng ghi nhận và đánh giá cao tâm huyết và sự nỗ lực bảo tồn, gìn giữ các di sản vô cùng quý giá này của chính quyền địa phương và đặc biệt là các nghệ nhân sân khấu Dì Kê và bà con dân tộc Khmer đã khắc phục nhiều khó khăn trong thời buổi kinh tế thị trường để gìn giữ, bảo tồn loại hình nghệ thuật truyền thống lưu truyền qua nhiều thế hệ. Sự cố gắng và quyết tâm đó đã được đền đáp khi Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer đã được Bộ VHTT&DL ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong đợt công nhận năm 2023. Đó là sự trân trọng và ghi nhận sâu sắc dành cho chính quyền địa phương và đồng bào dân tộc Khmer huyện Tri Tôn đã đóng góp vào kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam.

 Vanhoa-phivatthe-cham-khmer-3.jpg

Trao Quyết định và Bằng công nhận di sản cho chính quyền và nhân dân xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn

Trong thời gian tới, để phát huy giá trị các di sản, tạo động lực thực hiện khát vọng phát triển quê hương, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Trương Bá Trạng đề nghị cxấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Tri Tôn tiếp tục phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ sau: [1] tiếp tục tham mưu UBND tỉnh có những cơ chế chính sách phù hợp với tình hình địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng Kế hoạch Bảo tồn và Phát huy giá trị của nghệ thuật Dì Kê trong giai đoạn 2024 - 2030. [2] tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các đề án, kế hoạch của UBND tỉnh trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn An Giang. [3] phát huy vai trò của cộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị  di sản văn hóa; Tôn trọng, phát huy sự đa dạng văn hóa của đồng dân tộc Khmer tại địa phương. [4] tích cực đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về nội dung, ý nghĩa và giá trị của các di sản trên trong cộng đồng, có chiến lược truyền thông sâu rộng và hiện đại. Tăng cường phát huy giá trị di sản nghệ thuật sân khấu Dì Kê, gắn kết với phát triển du lịch để góp phần bảo tồn nghệ thuật truyền thống và góp phần phát triển bền vững kinh tế- xã hội địa phương.

Cả nước hiện có 396 di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Những năm qua, di sản văn hóa ngày càng chứng minh vai trò là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa, đa dạng văn hóa. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng chính là đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Vanhoa-phivatthe-cham-khmer-4.JPG

Riêng An Giang trước đây đã có 4 di sản được công nhận là Di sản văn hóa Quốc gia: một là Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam; hai là Hội đua bò Bảy Núi; ba là Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của đồng bào dân tộc Khmer; bốn là Lễ hội Kỳ yên ở đình thần Thoại Ngọc Hầu (huyện Thoại Sơn). Năm 2023, An Giang lại được đón nhận thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nữa, đó là: Nghi lễ Vòng đời của người Chăm Islam Thị xã Tân Châu và Huyện An Phú tỉnh An Giang; Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong, thị xã Tân Châu; Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Như vậy, với con số 7 di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, An Giang đã vượt trên con số bình quân về di sản văn hóa cấp quốc gia so với cả nước.

Cùng với đó, An Giang còn có 2 di tích cấp Quốc gia đặc biệt là khu di tích Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Khu di tích văn hóa óc eo; 28 di tích cấp quốc gia; 8 bảo vật quốc gia; 1 di sản văn hóa thế giới là Đờn ca tài tử; đây thật sự là kho tàng, là vốn liếng văn hóa dồi dào, phong phú, là niềm tự hào của mỗi người dân An Giang. Các di sản văn hóa kể trên đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đã và đang thể hiện ngày càng rõ hơn vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa, con người An Giang phát triển toàn diện, hình thành nên nguồn nhân lực đóng góp trực tiếp, quyết định vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, các di sản này còn thúc đẩy cho du lịch phát triển, đem đến sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống cho cộng đồng dân cư tại nơi có di sản. Từ đó giúp mỗi người dân nhận thức rõ hơn về giá trị của di sản, lòng tự hào về truyền thống, vẻ đẹp của quê hương, đất nước để nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong gìn giữ, bảo tồn các giá trị di sản cho thế hệ mai sau.

Thanh Hải

FalseVăn hoá
“Nghi lễ Vòng đời của người Chăm Islam huyện An Phú” được ghi nhận vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia     Tin“Nghi lễ Vòng đời của người Chăm Islam huyện An Phú” được ghi nhận vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia     /SiteAssets/Ghinhan-nghile-vd-cham-4.jpg
19/12/2023 2:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Tối 18/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp UBND huyện An Phú tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh “Nghi lễ Vòng đời của người Chăm Islam huyện An Phú” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các sở, ngành tỉnh và huyện An Phú, cùng đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số Chăm, người dân huyện An Phú đến dự.

Ghinhan-nghile-vd-cham-1.jpg

Các đại biểu dự lễ

  Ghinhan-nghile-vd-cham-2.jpg

Phục dựng nghi thức đám cưới của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm

Ghinhan-nghile-vd-cham-3.jpg
 Chương trình biểu diễn nghệ thuật

Ghinhan-nghile-vd-cham-4.jpg

Trao chứng nhận của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh “Nghi lễ Vòng đời của người Chăm Islam huyện An Phú” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

“Nghi lễ Vòng đời của người Chăm Islam huyện An Phú” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia nhằm quảng bá, tôn vinh giá trị đặc sắc của loại hình di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng dân tộc thiểu số Chăm Islam.

“Nghi lễ Vòng đời của Chăm Islam” là lối sống, thói quen được hình thành qua nhiều thế hệ, được công nhận như một phần trong nếp sống của cộng đồng người Chăm An Giang, bao gồm các nghi lễ trong giai đoạn sinh, trưởng thành và chết. Những nghi thức thực hiện lễ nghi mang tính đặc sắc và đặc trưng riêng. Cụ thể, trong giai đoạn sinh, có 2 nghi lễ tiêu biểu là lễ cắt tóc và đặt tên cho đứa trẻ; trong giai đoạn trưởng thành, có lễ cưới và khi chết, có các nghi thức dành cho người quá cố.

Nghi lễ vòng đời được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bởi mang giá trị xã hội sâu sắc. Đó là mối quan hệ huyết thống, dòng tộc, làng xóm, khu vực và cộng đồng tôn giáo, cộng đồng dân tộc… Ngoài ra, nó còn thể hiện trên giá trị đạo đức, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và nhiều giá trị khác.

 Ghinhan-nghile-vd-cham-5.jpg

Ông Trương Bá Trạng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phát biểu tại Lễ đón nhận Quyết định

Phát biểu tại Lễ đón nhận Quyết định, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang Trương Bá Trạng cho biết, cả nước hiện có 396 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, riêng An Giang có 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và 2 di tích quốc gia đặc biệt, 28 di tích cấp quốc gia, 8 bảo vật quốc gia, 1 di sản văn hóa thế giới... Đây là kho tàng, vốn liếng văn hóa dồi dào, là niềm tự hào của mỗi người dân An Giang.

Để phát huy giá trị các di sản văn hóa vừa được công nhận, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang sẽ phối hợp UBND huyện An Phú tham mưu UBND tỉnh để có cơ chế, chính sách phù hợp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các đề án, kế hoạch UBND tỉnh trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; phát huy vai trò của cộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tích cực đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các nội dung, ý nghĩa, giá trị các di sản trên trong cộng đồng, có chiến lược truyền thông sâu rộng và hiện đại.

 Ghinhan-nghile-vd-cham-6.jpg

Ông Lê Thanh Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu

Phát biểu tại Lễ đón nhận Quyết định, ông Lê Thanh Phương, Phó chủ tịch UBND huyện khẳng định “Nghi lễ Vòng đời người Chăm Islam” được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vinh dự, tự hào, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện An Phú sẽ tiếp tục chung sức, đồng lòng, tham gia bảo tồn, phát huy giá trị di sản “Nghi lễ Vòng đời người Chăm Islam huyện An Phú” nói riêng và các di sản văn hóa nói chung theo phương châm “Lấy người dân là trung tâm, là chủ thể của các hoạt động”, biến di sản thành nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, với các giải pháp cụ thể vừa trước mắt, vừa lâu dài để tạo sức sống mới cho di sản, để di sản mãi mãi trường tồn, ngày càng lan tỏa, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc tộc, thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

                                        Ngọc Cẩm, Phương Trình

FalseVăn hoá
An Giang có 37 cô chú dự họp mặt Tuyên huấn Khu ủy Khu 8 lần thứ XVII năm 2023TinThanh HảiAn Giang có 37 cô chú dự họp mặt Tuyên huấn Khu ủy Khu 8 lần thứ XVII năm 2023/SiteAssets/Hopmat-THK8-tiengiang-33.jpg
18/12/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Ngày 16/12, tại Trường Chính trị Tiền Giang, Ban Liên lạc Tuyên huấn Khu ủy Khu 8 phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang tổ chức Họp mặt Tuyên huấn Khu ủy Khu 8 lần thứ XVII năm 2023.

Hopmat-THK8-tiengiang-1.jpg 

Đại biểu dự chương trình họp mặt

Buổi họp mặt có sự tham dự của các đồng chí trong Ban Liên lạc Tuyên huấn Khu ủy Khu 8; đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Tiền Giang và lãnh đạo Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành có đại biểu dự họp mặt; đặc biệt là sự tham dự của trên 350 cô, chú nguyên là lãnh đạo các tiểu ban, cán bộ, nhân viên và người thân của những người từng làm việc trong Ban Tuyên huấn Khu ủy Khu 8 đến từ các tỉnh: Bến Tre, Long An, Đồng Tháp, An Giang và TP Hồ Chí Minh.

Đoàn đại biểu tỉnh An Giang có đồng chí Thái Thúy Xuân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng 37 cô chú nguyên cán bộ công tác trong ngành tuyên huấn Khu ủy Khu 8 giai đoạn 1959 - 1975 dự họp mặt.

 Hopmat-THK8-tiengiang-2.jpg

Đồng chí Trần Thanh Nhã, Phó Ban Thường trực Ban Liên lạc Tuyên huấn Khu ủy Khu 8 phát biểu ôn lại truyền thống

Tại buổi họp mặt, đồng chí Trần Thanh Nhã, Phó Ban Thường trực Ban Liên lạc Tuyên huấn Khu ủy Khu 8 đã phát biểu ôn lại truyền thống vẻ vang và hào hùng của đội ngũ cán bộ Tuyên huấn Khu ủy Khu 8 qua các giai đoạn cách mạng từ 1959 - 1975. Theo đó, để chuyển hướng chiến lược Cách mạng miền Nam sang giai đoạn mới, vừa đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang chống đế quốc Mỹ xâm lược và bọn tay sai Ngô Đình Diệm, từ năm 1959 Ban Tuyên huấn Khu ủy khu 8 ra đời và Ban Tuyên huấn các Tỉnh ủy trong toàn Khu 8 cũng được hình thành và phát triển. Được sự quan tâm chăm sóc lãnh đạo của Khu ủy, Ban Tuyên huấn Khu 8 đã được xây dựng, cùng có, phát triển ngày càng lớn mạnh với hơn 300 cán bộ, nhân viên do đồng chí Lê Việt Thắng, ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy (sau là Phó Bí thư Khu ủy) làm Trưởng ban. Nhiệm vụ xuyên suốt của Ban Tuyên huấn Khu ủy Khu 8 qua các thời kỳ, là luôn luôn bám sát chiến trường, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của Khu ủy giao, với chức năng tham mưu và triển khai tổ chức thực hiện công tác tư tưởng chính trị trong Đảng bộ và nhân dân Khu 8; phổ biến kịp thời chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương Đảng để có cơ sở làm tham mưu cho Khu ủy. Đồng thời, Ban tuyên huấn cũng có kế hoạch theo dõi sâu sát tình hình địch, ta trên chiến trường, tâm trạng tư tưởng cán bộ đảng viên và tâm tư nguyện vọng của nhân dân qua kênh thông tin báo cáo của các tiểu ban và Ban Tuyên huấn các Tỉnh ủy trong toàn khu, để phản ánh kịp thời cho Khu ủy. Thông qua các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ với những công cụ quan trọng như: Tiểu ban tuyên truyền, thông tấn, báo chí, văn hóa, văn nghệ, giáo dục và huấn học, hệ thống trường Đảng, trường tuyên truyền, công tác tuyên huấn Khu 8 đã thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ được giao, góp phần vào những thắng lợi to lớn của quân dân Khu 8 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử  vào ngày 30/4/1975.

 Hopmat-THK8-tiengiang-3.jpg

Đoàn đại biểu tỉnh An Giang dự họp mặt chụp ảnh lưu niệm

Trong giai đoạn từ 1959 - 1975 Ban Tuyên huấn khu 8 và Ban Tuyên huấn các Tỉnh ủy đã có hàng trăm cán bộ, nhân viên chiến đấu và hy sinh anh dũng trên các chiến trường, trong đó có 80 đồng chí là cán bộ, nhân viên thuộc Ban Tuyên huấn Khu ủy khu 8. Điển hình như Liệt sĩ Trần Thị Gấm, công nhân nhà In Lý Tự Trọng khu 8 đã chiến đấu và hy sinh anh dũng tại Kênh Gáo Đôi (nay thuộc xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) vào ngày 05/10/1966 đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực vũ trang nhân dân.

Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang phát biểu tại buổi họp mặt, đồng chí Châu Thị Mỹ Phương, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban tổ chức chương trình họp mặt cho biết: Trong không khí cả nước chuẩn bị kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), tỉnh Tiền Giang - nơi được vinh danh là Thủ phủ của miền Trung Nam bộ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước rất vinh dự và tự hào được phối hợp Ban Liên lạc Tuyên huấn Khu ủy Khu 8 tổ chức chương trình họp mặt lần này để nhắc nhở và tri ân đối với sự cống hiến to lớn của thế hệ cha anh đi trước để có ngày độc lập hôm nay. "Dù năm tháng qua đi, chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ, nhưng những cống hiến, hy sinh của các chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng - văn hóa Khu ủy Khu 8 sẽ mãi trường tồn trong tâm thức của bao thế hệ. Qua đó, thế hệ Tuyên giáo hôm nay sẽ học tập những kinh nghiệm quý báu, kế tục sự nghiệp vẻ vang của các thế hệ cha anh, góp phần nâng cao chất lượng công tác Tuyên giáo trong tình hình mới. Đó là nguồn sức mạnh để ngành Tuyên giáo các tỉnh tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng đã giao cho, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới"- đồng chí Châu Thị Mỹ Phương phát biểu. 

 Hopmat-THK8-tiengiang-4.jpg

Trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang tri ân Tập đoàn Lộc Trời

Theo Ban Liên lạc Tuyên huấn Khu ủy Khu 8, kể từ năm 2001 đến nay, Ban Liên lạc đã tổ chức 17 lần họp mặt truyền thống và luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành ủy và các ban ngành có liên quan trong khu 8 gồm: Bến Tre, Long An, Đồng Tháp, An Giang và TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt có sự giúp đỡ ủng hộ kinh phí của Tập đoàn Lộc Trời và cá nhân đồng chí Huỳnh Văn Thòn (Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời) với số tiền gần 3 tỷ đồng để tổ chức họp mặt và trao 12 ngôi nhà đồng đội. "Đây cũng là cuộc họp mặt truyền thống Tuyên huấn Khu 8 tập trung toàn khu lần cuối để sang năm 2024 trở về sau Ban Liên lạc ở mỗi tỉnh, thành sẽ tự tổ chức họp mặt riêng hoặc họp mặt truyền thống chung với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy các tỉnh, thành ủy" - đồng chí Trần Thanh Nhã, Phó Ban Thường trực Ban Liên lạc Tuyên huấn Khu ủy Khu 8 cho biết.

Dịp này, Thay mặt Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Tiền Giang, đồng chí Nguyễn Thành Diệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh tặng cho Tập đoàn Lộc Trời và 01 cá nhân đã đóng góp kinh phí xây dựng nhà đồng đội giai đoạn 2001 - 2023.

Thanh Hải

False
Nét đẹp văn hóa Nghề dệt thổ cẩm làng Chăm Châu PhongBài viếtNét đẹp văn hóa Nghề dệt thổ cẩm làng Chăm Châu Phong/SiteAssets/Net-VH-nghe-det-cham-4.jpg
15/12/2023 10:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Khi đến với làng Chăm, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, du khách gần xa không chỉ được hòa mình vào vẻ đẹp của những công trình, kiến trúc, thưởng thức những món ăn đặc sắc của đồng bào dân tộc Chăm, mà còn được tìm hiểu nét đẹp văn hóa về nghề dệt thổ cẩm - một nghề truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Chăm Tân Châu.

Net-VH-nghe-det-cham-1.jpg

Đồng bào dân tộc Chăm, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang sống tập trung ở 3 ấp Phũm Xoài, Châu Giang và Hòa Long trên 4.500 nhân khẩu, 100% người dân theo đạo Hồi giáo Islam. Với đồng bào dân tộc Chăm ở Tân Châu, nghề dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống lâu đời, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn nét đẹp văn hóa đặc trưng. Người Chăm mang theo nghề dệt của dân tộc mình đến vùng đất Tân Châu sinh sống, họ xem nghề như một hành trang quý báu.

Nghề dệt của người Chăm nói chung và nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở Phũm Xoài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang nói riêng ra đời từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Theo các cụ cao niên ở đây, nghề phát triển bắt đầu từ khoảng những năm đầu của thế kỉ XIX. Xưa kia, hầu như trong nhà của bất kì người Chăm nào cũng có ít nhất một khung dệt và nghề dệt trở thành công việc mà bất cứ người phụ nữ Chăm nào cũng phải biết. Khi mới 10 - 12 tuổi, thiếu nữ Chăm đã được hướng dẫn những thao tác đơn giản nhất của nghề dệt. Giai đoạn hưng thịnh, nơi đây, có hàng trăm hộ tham gia. Giờ, chỉ còn lại cơ sở dệt thổ cẩm của ông Mohamad. Chú Mohamad - Chủ cở sở Dệt thổ cẩm Chăm truyền thống, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu chia sẻ: “Nghề dệt thổ cẩm người Chăm đến đời tôi là đời thứ ba, được truyền từ đời ông, đời bà, đến đời cha mẹ, rồi tui tiếp thu nghề truyền thống này, thì hiện nay tôi đang phát triển nghề này rộng ra, bằng cách là có liên kết các tour du lịch đưa khách tham quan đến đây trải nghiệm vấn đề dệt thổ cẩm”.

Các sản phẩm dệt thổ cẩm của người Chăm thường xuất hiện trong đời sống hằng ngày của con người nơi đây như trang phục của người phụ nữ với váy, áo, khăn đội đầu; xà rông của nam giới… với màu sắc, hoa văn, họa tiết khác nhau như: sóng nước, vân mây, ô vuông, kẻ sọc, lồng đèn, bông dâu… Đôi khi, họ cũng tiếp thu những kiểu hoa văn mới lạ, đẹp mắt từ nơi khác và kết hợp với kiểu hoa văn truyền thống để làm cho sản phẩm thêm phần sinh động và mới mẻ hơn. Tuy nhiên yếu tố truyền thống vẫn là dòng chảy xuyên suốt trong các sản phẩm. Chính vì vậy, những sản phẩm dệt thổ cẩm của người dân Châu Phong mang đậm bản sắc văn hóa Chăm, vừa có sự mềm mại, duyên dáng, lại vừa thể hiện sự tinh xảo từ cách phối màu, lên bố cục đến đến kỹ thuật dệt, tạo hình hoa văn… Anh Sales - Trưởng ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu cho biết: “Trong những năm gần đây, làng Nghề thổ cẩm thông qua các công ty lữ hành, cũng như Nhà nước quảng bá mặt hàng của mình được nâng cao hơn, cũng như là sà rông, áo thổ cẩm, khăn choàng tắm, và vải thì hiện nay đa số nói chung là biết nhiều hơn, làm cho sản phẩm của mình đa dạng hơn và phát triển, cũng như người biết và người mua nhiều hơn nữa. Khi mà được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thì đây là niềm vinh hạnh, vui mừng đối với bà con, của đồng bào dân tộc, mong muốn là cái làng nghề này sẽ phát triển rộng rãi hơn nữa, để bà con có cuộc sống sung túc và vui hơn trước”.

Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm có kỹ thuật rất đặc biệt. Khác với kiểu dệt Ikat - dệt xà rông, dệt thổ cẩm phải xen kẽ giữa go nền và go hoa văn. Để xỏ xong go cho một khung dệt, trung bình họ mất khoảng 3 ngày. Họ có thể sử dụng nhiều loại go, go 12, 13, 14… khi go 18 người ta không dùng bằng kẽm mà đan bằng chỉ dùng để dệt tơ cho vải dày, giá thành cao hơn. Ngoài ra, số lượng khung go thay đổi khác nhau tùy từng loại hoa văn như: Dệt thổ cẩm hoa văn dạng bông dâu cần 12 khung go, dạng mắt xích phải có 10 khung go, dạng mắc võng cần 9 khung go, hoa văn con thoi, cánh quạt 8 khung go…

Đặc biệt, khi dệt với nguyên liệu chỉ tơ, sợi khá mảnh và dễ đứt nên người Chăm không dùng sợi go lược kẽm mà thay bằng go lược chỉ sẽ giúp cho sợi chỉ khít hơn, khi dệt sản phẩm sẽ khắc mặt, mịn hơn.

Nhờ kỹ thuật dệt thủ công, với những nguyên liệu là sợi tơ được nhuộm bằng các nguyên liệu tự nhiên làm cho màu sắc trên sản phẩm luôn tươi tắn, bền màu và mang đặc trưng riêng không lẫn với những loại sản phẩm tơ sợi ở nhiều địa phương khác. Theo chia sẻ của ông Mohamad, để làm được khăn hay vải thổ cẩm trải qua 06 công đoạn chính, đầu tiên mình phải có sợi thô, sợi thô ngâm nước qua đêm cho mềm sợi, sau đó, mới đem đi nhuộm màu, rồi phơi khô, sau khi khô đánh ra con suốt, đến công đoạn kế tiếp là làm canh dọc, canh dọc là cái khó nhất trong dệt, người thợ làm phải biết kĩ thuật của nó, như sắp bao nhiêu sợ, màu sắc bao nhiêu, khổ bao nhiêu, chiều dài bao nhiêu.

Net-VH-nghe-det-cham-2.jpg

Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm ở xã Châu Phong dù không còn hưng thịnh nhưng vẫn được giữ gìn và phát triển bởi những người nặng lòng với giá trị truyền thống. Tiêu biểu là ông Mohamad ở ấp Phũm Soài, chủ cơ sở dệt thổ cẩm Mohamach, đã có gần 50 năm gắn bó với nghề dệt thổ cẩm và đưa các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm vươn xa. Những người phụ nữ Chăm bằng bàn tay khéo léo của mình đã lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc qua những sản phẩm thủ công. Bởi, gắn liền với lịch sử phát triển dân tộc Chăm, trang phục truyền thống vừa là biểu hiện bản sắc văn hóa, vừa thể hiện sự tín ngưỡng của dân tộc. Tất cả những sản phẩm làm ra đều do những người thợ khéo tay nhất dệt thành. Dù đã qua bao nhiêu thăng trầm, ở làng nghề thổ cẩm Châu Phong, bản sắc văn hóa của đồng bào Chăm vẫn luôn được gìn giữ.
Khi đến cơ sở dệt thổ cẩm Chăm của ông Mohamad, du khách sẽ cảm nhận được nét đẹp truyền thống kết hợp với hiện đại cùng sự thân thiện, hiếu khách của bà con đồng bào dân tộc Chăm. Cũng tại đây, du khách sẽ được tham quan tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm truyền thống, được trở thành những người đồng bào dân tộc Chăm khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống, bên cạnh, còn có những mặt hàng trang sức như vòng, dây chuyền, hoa tai, bông tai, ví, túi xách… cũng được bà con đồng bào Chăm nơi đây làm hết sức công phu và bắt mắt. Chị Salyha, ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu chia sẻ: “Khi mà được vinh danh của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thì đối với bản thân tôi là người Chăm ở xã Châu Phong này thì tôi rất là phấn khởi, vui mừng, tại vì các sản phẩm của mình, những cái nghề dệt truyền thống của mình đã được lan tỏa đi khắp mọi nơi, để các anh chị em, hoặc cô chú nước khác, không chỉ nước Việt Nam mình biết về nghề dệt thổ cẩm của người Chăm Châu Phong, An Giang mình, và cũng mong muốn là người phụ nữ Chăm cần sáng tạo và tạo ra nhiều sản phẩm đẹp hơn, để giới thiệu đến các cô chú, anh chị em ở trong nước và ngoài nước”.

Net-VH-nghe-det-cham-4.jpg

Năm 2000, ông Mohamad thành lập cơ sở dệt thổ cẩm truyền thống làng Chăm Châu Phong, huy động thợ làm tại chỗ hoặc gia công tại nhà của người dân. Các sản phẩm sau khi hoàn thiện được trưng bày, bày bán tại cơ sở và xuất khẩu. Bên cạnh khách hàng truyền thống là khách du lịch trong và ngoài tỉnh, cơ sở dệt của ông Mohamad còn được các đại lý thu mua ứng trước 50% nguyên vật liệu như sợi, phụ liệu và thêm nguồn vốn được tích lũy trong gia đình nên cơ sở của gia đình ông luôn có đầu ra ổn định. Các sản phẩm thổ cẩm được trưng bày tại các sự kiện lớn trong nước và các hội chợ, sự kiện xúc tiến du lịch tại địa phương. Đặc biệt, ông đã 2 lần tham gia lễ hội tôn vinh dệt thổ cẩm Việt Nam với quy mô toàn quốc ở Đắk Nông vào năm 2019 và 2020.

Hiện nay, do công nghệ hiện đại nên việc sản xuất thổ cẩm tiện lợi, nhanh chóng hơn, ông Mohamad vẫn giữ nghề dệt truyền thống như một cách giữ gìn những giá trị văn hóa của người Chăm, dù cho sản phẩm có giá thành cao hơn so với dùng máy. Ông Nguyễn Văn To, Phó Chủ tịch UBND xã Châu Phong, thị xã Tân Châu cho biết thêm: “Đối với làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Chăm thì cũng đã hình thành từ bao đời, tạo nên 1 nét đặc trưng, đặc sắc của đồng bào dân tộc, trong thời gian qua, thì được sự quan tâm lãnh đạo các cấp cũng đã hỗ trợ cho làng nghề, cũng như cơ sở Mohamad duy trì, phát triển, để tạo động lực để thu hút khách tham quan, du lịch các nơi về đây. Đồng thời điểm của anh Mohamad này cũng là điểm trọng tâm để phát triển tour du lịch trong thời gian tới, để làm sao phát triển được du lịch dịch vụ, cũng như bảo tồn Làng Nghề này trong thời gian tới được tốt hơn”.
Bên cạnh đó, trong những lần đón tiếp khách tham quan, ngoài giới thiệu sản phẩm, ông Mohamad còn giới thiệu về lịch sử làng nghề, những giá trị đặc trưng về văn hóa, đời sống của cộng đồng dân tộc Chăm ở An Giang đến với du khách. Sự đổi mới, sáng tạo này đã góp phần thu hút du khách ngày một đông đến với làng nghề.

Net-VH-nghe-det-cham-3.jpg

Ngày 06/03/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 480/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, theo đó nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là niềm vinh dự, tự hào trong cộng đồng người Chăm ở An Giang. “Khi mà được công nhận rồi, chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ lan tỏa ra nhiều hơn nữa những sản phẩm dệt thổ cẩm Chăm ở tỉnh An Giang của mình, thì bản thân tôi cảm thấy là sẽ suy nghĩ hoặc là lấy hết khả năng, công sức mình, tôi nghĩ ra những mẫu mã đẹp hơn nữa, để giới thiệu cho những khách hàng sắp tới đây” - chú Mohamad - Chủ cơ sở Dệt thổ cẩm Chăm truyền thống, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu chia sẻ thêm.

Trải qua bao thăng trầm, nghề dệt truyền thống Chăm đã giúp những người đầy tâm huyết, tích cực giữ nghề như ông Mohamad có cơ hội phát triển, nâng cao thu nhập và khi nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia sẽ là điều kiện và cơ hội để nghề truyền thống này tiếp tục được duy trì, phát triển và trở về thời hoàng kim trước đây, góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào dân tộc Chăm Châu Phong, thị xã Tân Châu.

Huyền Thoại, Trần Huyện

FalseVăn hoá
Lễ công bố quyết định ghi danh nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam và Nghề dệt thổ cẩm TinLễ công bố quyết định ghi danh nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam và Nghề dệt thổ cẩm /SiteAssets/TC-lecongnhan-nghe-det-thocam-4.jpg
12/12/2023 8:00 SANoĐã ban hành

(TUAG)- Chiều ngày 10/12/2023, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh Nghi lễ Vòng đời của người Chăm Islam và Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong, thị xã Tân Châu vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đến dự có ông Huỳnh Quốc Thái, Tỉnh ủy viên - Chánh Văn phòng Tỉnh ủy; ông Trương Bá Trạng, phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch tỉnh; ông Nguyễn Văn Cọp, Tỉnh ủy viên - Bí thư Thị ủy Tân Châu, ông Trương Hồng Sơn, phó Bí thư Thường trực Thị ủy - Chủ tịch HĐND thị xã; ông Nguyễn Ngọc Vệ, phó Bí thư Thị ủy - Chủ tịch UBND thị xã.

Tại buổi lễ, các vị đại biểu và bà con nhân dân được xem tiết mục nghệ thuật chào mừng “Phục dựng lễ cưới của người Chăm”; tư liệu giới thiệu về loại hình di sản văn hóa phi vật thể “Nghi lễ Vòng đời của người Chăm Islam” và “Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang” cùng các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm.

Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang có giá trị lịch sử, cố kết cộng đồng và bảo tồn văn hóa truyền thống. Thông qua nghi lễ, chúng ta có thể hiểu được nguồn gốc lịch sử của người Chăm, quá trình di cư và tụ cư của cộng đồng Chăm trên vùng đất An Giang. Nghi lễ cũng giúp cho mối thân tình giữa các thành viên trong cộng đồng ngày càng được gắn kết. Đây cũng là môi trường để lưu giữ các nét đẹp văn hóa truyền thống như: trang phục, ẩm thực, ngôn ngữ hay các loại hình nghệ thuật dân gian như: múa, hát, nhạc cụ (trống Repbana...). Những yếu tố văn hoá nội sinh, ngoại sinh đã được tích hợp, tiếp biến trong suốt tiến trình lịch sử di cư đã hình thành nên sắc thái văn hoá riêng mang đậm tính chất địa phương, đã góp phần làm đa dạng và phong phú hoá những đặc trưng văn hoá và con người An Giang. Đặc trưng văn hoá này thể hiện rõ nét nhất thông qua các nghi lễ vòng đời. Vào ngày 02/2/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 157/QĐ-BVHTTDL về việc công bố đưa “Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở tỉnh An Giang” vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Bên cạnh Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam, Thị xã Tân Chân còn vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch  ban hành Quyết định số 480/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống nghề Dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang”  vào ngày 06/03/2023. Ông Trương Bá Trạng, phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch tỉnh cho biết thêm: “An Giang đến nay đã có 07 Di sản văn hóa phi vật thể, nếu mà tính trên con số của cả nước thì là An Giang hiện nay đã là vượt qua con số bình quân của các Tỉnh, Thành mà có Di sản văn hóa phi vật thể cả nước, đây là một điều hết sức vinh dự cho An Giang, các Di sản này sẽ góp phần chẳng những xây dựng truyền thống của con người An Giang mà còn tác động đến kể cả phát triển kinh tế, nó là những cái mà điều người du khách người ta đến người ta tạo cảm giác người ta ngưỡng mộ và niềm tin khi đến với An Giang cũng như là đầu tiên vào An Giang”.

Có thể nói, nghề dệt thổ cẩm của người Chăm là một nghề thủ công truyền thống hết sức độc đáo. Xuất hiện ở vùng đất An Giang từ những ngày đầu người Chăm đến cư ngụ khoảng những năm đầu của TK XVIII. Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm không chỉ độc đáo ở kỹ thuật, sáng tạo của con người, mà còn chứa đựng những giá trị về văn hóa và lịch sử dân tộc. Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm thể hiện rất rõ đặc thù gốc tích nông nghiệp như dụng cụ, nguyên liệu, giá trị sử dụng. Những sản phẩm dệt của họ nhằm phục vụ cho sinh hoạt thường ngày và tôn giáo, trong các nghi lễ chu kỳ đời người. Các sản phẩm đầy sáng tạo trên cơ sở những nhận thức, thế giới quan, thẩm mĩ, truyền thống của cộng đồng Chăm. Điều quý trọng chính là việc truyền tải văn hóa, truyền tải các giá trị truyền thống, tâm hồn, sức sáng tạo của từng người dân vào trong chính sản phẩm của mình.

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm vừa chứa đựng những yếu tố văn hóa truyền thống, tiếp thu những tinh hoa của cha ông vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội đương đại. Nghề thủ công truyền thống này không chỉ là tài sản vô giá do cha ông để lại mà còn là động lực cho phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng người Chăm nơi đây. Chú Mohamad - Chủ cơ sở Dệt thổ cẩm Chăm truyền thống, xã Châu Phong chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất là mừng khi Nghề dệt thổ cẩm được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể, là cái nghề truyền thống mấy chục năm nay rồi, hiện giờ tôi đang là đại diện cơ sở dệt thổ cẩm, kế thừa truyền thống của gia đình, xem như đã là đời ông bà, cha mẹ rồi đến đời tôi đây, thì hôm nay được vinh danh như thế rất là mừng, cái nghề dệt thổ cẩm bằng tay của người Chăm được vinh danh và sau này được lan tỏa khắp đất nước Việt Nam mình”.

Tại buổi lễ đã tiến hành trao quyết định và chứng nhận của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh Nghi lễ Vòng đời của người Chăm Islam và Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây cũng là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Chăm nói riêng, tỉnh An Giang nói chung, đồng thời cũng là tiền đề giúp cho chính quyền và cộng đồng Chăm cùng nâng cao ý thức trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa dân tộc.

Hạnh Phúc, Huyền Thoại

FalseVăn hoá
Tân Châu: Liên hoan nghệ thuật sắc màu Biên giới tỉnh An Giang lần ITinHuyền ThoạiTân Châu: Liên hoan nghệ thuật sắc màu Biên giới tỉnh An Giang lần I/SiteAssets/TC-lienhoan-sacmau-vungbien-6.jpg
10/12/2023 3:00 CHNoĐã ban hành

(TUAG)- Tối ngày 09/12/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức chương trình Liên hoan nghệ thuật sắc màu biên giới tỉnh An Giang, lần I, năm 2023. Đến dự Liên hoan có Đại tá Lê Hoàng Việt, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; ông Trương Bá Trạng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Trương Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực thị ủy - Chủ tịch HĐND thị xã Tân Châu; ông Huỳnh Văn Minh, UV BTV thị ủy - Chủ tịch UBMT TQ VN thị xã; bà Trần Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND thị xã.

TC-lienhoan-sacmau-vungbien-1.jpg

Đến với Liên hoàn còn có sự tham gia trưng bày của các gian hàng sản phẩm tiêu biểu và sản phẩm OCOP An Giang đến từ các cơ sở như sản xuất nấm và rượu linh chi Thất Sơn; cơ sở sản xuất kinh doanh Muối sấy miền Tây Kim Giang; Công ty SX - TM Thanh Hồ; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nông Phát Đạt; Hộ kinh doanh Xuân Hiền; Hộ Kinh doanh Quang Chính hiệu 2; Công ty TNHH MTV Đặng Kim Thành và Công ty TNHH MTV tranh thư pháp Thoại Lý.  Đối với đơn vị thị xã Tân Châu, có sự tham gia của sản phẩm tương hột, tương xay Thanh Hồ và các sản phẩm muối tôm…

TC-lienhoan-sacmau-vungbien-2.jpg

Song song, chương trình còn tổ chức các trò chơi dân gian thu hút các em thiếu nhi đến tham gia và nhận các phần quà hấp dẫn.

TC-lienhoan-sacmau-vungbien-3.jpg

TC-lienhoan-sacmau-vungbien-4.jpg

TC-lienhoan-sacmau-vungbien-5.jpg

TC-lienhoan-sacmau-vungbien-6.jpg

Chương trình Liên hoan nghệ thuật sắc màu biên giới tỉnh An Giang với sự tham gia của 05 đơn vị đến từ huyện An Phú, thị xã Tân Châu, thị xã Tịnh Biên, thành phố Châu Đốc và huyện Tri Tôn. Tham gia chương trình, các đơn vị có sự chuẩn bị, đầu tư chu đáo với phần thi diễn các thể loại như tốp ca múa, múa, biểu diễn thời trang, diễn xướng, tái hiện lễ hội “Tết Chol Chnam Thmay”, lễ cưới dân tộc Kinh… đã mang đến không khí vui tươi, phấn khởi và tạo không khí giao lưu giữa các đơn vị, cán bộ chiến sĩ và nhân dân. Chiến sĩ Phạm Minh Kiệt – Đồn Biên phòng Phú Hữu, Huyện An Phú chia sẻ: “Hôm nay mình rất là vui khi tham gia cuộc thi Liên hoan Nghệ thuật sắc màu biên giới lần thứ I, mình cũng cảm thấy rất là hạnh phúc, vì đơn vị mình công tác đã may mắn giành giải I, đó là công sức tập luyện của cả đoàn, và nhờ những cuộc thi như thế này, mọi người mới có cơ hội giao lưu với nhau, trao đổi và mình thật sự hạnh phúc vì ngày hôm nay có mặt ở đây”.

TC-lienhoan-sacmau-vungbien-7.jpg

TC-lienhoan-sacmau-vungbien-8.jpg

Kết thúc Liên hoan, Ban tổ chức đã trao 10 giải A, 05 giải B cho các đơn vị với các tiết mục xuất sắc. Đại uý Phạm Hồng Nam, Chính trị viên phó Đồn biên phòng cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương bày tỏ: “Cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương đã tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch đơn vị, lựa chọn những cá nhân là hạt nhân xuất sắc trong đơn vị hát và múa, để chuẩn bị tiết mục tham gia cùng Tân Châu chúng ta, qua hoạt động giao lưu,  đây là một cơ hội để đơn vị trao đổi, học hỏi, giao lưu kinh nghiệm và thể hiện được sự tình đoàn kết, gắn bó giữa toàn thể cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng CKQT Vĩnh Xương và nói chung Đồn Biên phòng tỉnh An Giang”.

Chương trình Liên hoan nghệ thuật sắc màu biên giới tỉnh An Giang, lần I, năm 2023 tổ chức đã mang đến không khí sôi nổi, thu hút đông đảo nhân dân đến xem, đồng thời, góp phần thắt chặt tình đoàn kết Quân Dân, tinh thần giao lưu giữa các đơn vị bạn hướng đến chào mừng kỷ niệm ngày truyền thống lực lượng BĐBP tỉnh An Giang.

Huyền Thoại, Hạnh Phúc

FalseVăn hoá
1 - 30Next