Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Văn hóa - Văn nghệ

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Văn hóa - Văn nghệ
Thứ 4, Ngày 02/09/2020, 15:00
An Giang phát hành bộ tem Văn hóa Óc Eo
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/09/2020

(TUAG)- Nhằm góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức, lòng tự hào và trách nhiệm của người dân trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam, bên cạnh đó khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta qua nhiều thế kỷ.

​Chiều ngày 01/9, Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tổ chức họp báo công bố phát hành bộ tem "Văn hóa Óc Eo". Bộ tem gồm 3 tem và 01 blốc tem, được lấy mẫu từ các Bảo vật Quốc gia thuộc nền Văn hóa Óc Eo, do họa sĩ Nguyễn Du công tác tại Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế. Các giá mặt lần lượt là 4.000đ, 6.000đ, 8.000đ và 19.000đ, được thiết kế tràn lề, có khuôn khổ tem 24x49,5 (mm), blốc 80x100 (mm).

Tem-oc-eo-3.jpg

Bộ tem gồm 3 tem và 01 blốc tem

Tem-oc-eo-4.jpg

Các đại biểu tham quan triển lãm tem

Mẫu tem thứ nhất (3-1) là hình ảnh tượng Avalokitesvara (Quan Thế Âm Bồ Tát). Tượng được tạc bằng đá sa thạch, thể hiện dưới dạng một nam nhân, tóc búi cao có chạm một vị Phật ngồi thiền. Tượng Avalokitesvara đứng trên bệ có vòng cung phía sau. Tượng có bốn cánh tay: Hai tay phía sau đưa lên ngang vai cầm chuỗi hạt (aksamala) và nụ sen (padma); hai tay trước cầm một vật biểu tượng. Thân trên để trần, phần thân dưới quấn sampot. Tượng được tìm thấy tại Ngãi Hòa Thượng - Trà Vinh. Đây có thể là một trong những hóa thân của Avalokitesvara. Đồng thời, giai đoạn thế kỷ VIII - IX nghệ thuật điêu khắc tượng thờ có sự ảnh hưởng với phong cách Bà la môn giáo. Tượng Avalokitesvara được công nhận là Bảo vật Quốc gia (đợt 2) theo Quyết định số 2599/QĐ-TTg, ngày 30/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Bức tượng hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh.

Mẫu tem thứ hai (3-2) là hình ảnh tượng Phật Bình Hòa. Tượng Phật được chế tác bằng gỗ bằng lăng, trong tư thế đứng trên bệ hoa sen. Trên đỉnh đầu của tượng có nhục kế unisa, tóc xoắn ốc. Thân tượng khoác áo choàng phủ vai trái. Tay trái nắm một phần áo, tay phải trong thế thủ ấn. Tượng được tìm thấy tại Bình Hòa - Long An. Tượng Phật được xem là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng trong văn hóa Óc Eo thế kỷ III - IV. Tượng Phật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (đợt 2) theo Quyết định số 2599/QĐ-TTg, ngày 30/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Bức tượng hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh[1].

Mẫu tem thứ ba (3-3) là hình ảnh tượng Thần Brahma Giồng Xoài. Tượng được làm bằng đá sa thạch màu trắng xám, bị vỡ từ vai trái xuống ngang ngực phải, cao 0,45m. Tượng thần có đầu đội mũ hình trụ ôm kín đầu. Trêm mũ có hoa văn trang trí hai đường sống nổi nằm ngang, chia mũ ra thành ba phần gần bằng nhau. Trên mỗi phần có những đường sống nổi chạy song song theo chiều dọc. Thần có 4 mặt nhìn 4 hướng. Mặt bầu, nét buồn, lông mày uốn cong, mắt có mi nổi, tròng lồi, mũi thẳng, lỗ mũi rộng, môi dày cằm tròn, tai dài quá cằm, cổ tròn bạnh. Thân trên để trần. Pho tượng này được các nhà khảo cổ giám định phong cách thuộc thời đại Văn hóa Óc Eo có niên đại khoảng thế kỷ VI - VII. Tượng được tìm thấy tại di tích Giồng Xoài, phía Tây của Khu di tích Óc Eo - Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Tượng được công nhận là Bảo vật Quốc gia (đợt 7) theo Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 24/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Bức tượng gốc hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang[2].

Blốc của bộ tem là hình ảnh bộ tượng Linga-Yoni Đá Nổi. Bộ tượng có cấu trúc ba phần rời, ghép lại thống nhất với nhau, gồm: linga, yoni cùng khối bệ và tấm kim loại biểu tượng của bộ phận yoni. Linga: chế tác bằng vàng, được gắn sâu vào trung tâm mặt trên của khối bệ bằng đồng. Yoni và khối bệ: có cấu trúc liền khối với phần bệ bên dưới, được đúc bằng đồng. Yoni nằm ở trên cùng, thể hiện rõ đường gờ đúc nổi cao trên bề mặt khối bệ, gồm thân hình vuông và vòi. Bên dưới là khối bệ ba cấp. Biểu tượng của bộ phận yoni: chế tác bằng vàng, dát mỏng, hình vuông. Chính giữa tạo lỗ thủng bằng hai đường cắt chéo. Linga được đặt xuyên qua tâm của biểu tượng yoni này, được diễn tả rất thực. Tấm kim loại phủ kín bên trong yoni và bị phá thủng bởi linga, biểu thị cho sự hủy diệt và tái tạo của thần Shiva. Bộ Linga - Yoni bằng vàng và đồng thau kết hợp là hiện vật tiêu biểu cho dấu ấn lịch sử của văn hóa Ấn Độ đối với vùng đất Nam Bộ và khu vực Đông Nam Á, ở nửa sau thiên niên kỷ I. Tượng được phát hiện tại Khu di tích Đá Nổi (Thoại Sơn). Tượng được công nhận là Bảo vật Quốc gia (đợt 7) theo Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 24/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ tượng gốc hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang[3].

Tem-oc-eo-1.jpg

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Lê Văn Nưng phát biể tại buổi họp báo

Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Lê Văn Nưng cho biết cùng với nền Văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, nền Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với Vương quốc Phù Nam và là một bộ phận cấu thành lịch sử của dân tộc Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phải gắn với du lịch và giải quyết hai nhiệm vụ là phát triển kinh tế phải song song với phát triển văn hóa. Đồng thời kêu gọi các địa phương, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền, quảng bá về nền Văn hóa Óc Eo.

Dịp này, UBND tỉnh còn khen thưởng đột xuất cho họa sĩ Nguyễn Du vì có thành tích xuất sắc trong việc thiết kế bộ tem "Văn hóa Óc Eo" và đại diện của họa sĩ cũng trao bảng tượng trưng bộ tem cho Bưu điện tỉnh An Giang.

Tem-oc-eo-2.jpg

Đại diện của họa sĩ Nguyễn Du trao bảng tượng trưng bộ tem cho Bưu điện tỉnh An Giang

Nền văn hóa Óc Eo, thuộc vương quốc cổ Phù Nam được phát hiện đầu tiên qua các di chỉ ở núi Ba Thê nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang vào năm 1944. Các cuộc khảo cứu của các nhà khoa học đã làm sáng tỏ một nền văn hoá rực rỡ với hệ thống những di tích dày đặc với qui mô rộng lớn cùng với tổ hợp hiện vật nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại, cao cấp về trình độ kỹ thuật, về thẩm mỹ, về nghệ thuật, vừa có tính giao lưu với các trung tâm văn hóa lớn thời bấy giờ.

Tin, ảnh: Nguyễn Lam



[1] Cổng Thông tin điện tử Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, http://www.baotanglichsutphcm.com.vn/bo-suu-tap/hien-vat-tieu-bieu/bao-vat-quoc-gia.

[2] Đặng Văn Thắng, Nguyễn Hữu Giềng, Hà Thị Sương (2020). Na phật na kinh đô đầu tiên và cuối cùng của Vương quốc Phù Nam, NXB.ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, tr 125.

[3] Cổng Thông tin điện tử Cục Di sản văn hóa, http://dsvh.gov.vn/bo-linga-yoni-da-noi-3081.

Lượt người xem:  Views:   310
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by