Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Hoạt động Đại biểu Quốc hội và HĐND
Thứ 2, Ngày 25/10/2021, 15:00
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ 6
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
25/10/2021 | Gia Khánh

​(TUAG)- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 25/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Tại điểm cầu Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) An Giang, ngoài 5 vị ĐBQH địa phương, còn có sự tham dự của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Sở Tài chính.

25-Qh-thaoluan-ag-1.JPG

Phát biểu trong phiên thảo luận sáng nay, đa số ĐBQH tán thành và thống nhất cao sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm, phù hợp với thực tiễn thi hành.

Một số ĐBQH đề nghị, việc sửa đổi cần tuân thủ quy định ban hành quy phạm pháp luật; bổ sung trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm cho cấp trên; xem xét, bổ sung bổ sung Điểm d vào sau Điểm c Khoản 1 Điều 229 khi không thể kết thúc điều tra vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh nhưng đã hết thời hạn điều tra; các vấn đề về liên quan tin báo tố giác tội phạm.

Đồng thời, đề nghị xem xét, bổ sung việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại nhằm đảm bảo quyền lợi người bị hại hơn nữa; đề nghị xem xét rõ hơn Khoản 8, Điều 157 của Luật về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo chỉ dẫn địa lý; các hoạt động tố tụng để quyết định việc truy tố vì lý do bất kháng do thiên tai, dịch bệnh nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố…

Sau thảo luận trực tuyến, Quốc hội đã nghe Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu. Trong đó, nhấn mạnh hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý không chỉ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền mà còn xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Do đó, việc giao quyền chủ động yêu cầu khởi tố vụ án cho chủ sở hữu quyền, mặc dù ở khía cạnh nhất định có thể bảo vệ được chủ sở hữu quyền nhưng lại làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Trong thời gian tới, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới và Việt Nam sẽ ngày càng được chú trọng. Vì vậy, việc chú trọng hơn so với yêu cầu của Hiệp định CPTPP cũng thể hiện Việt Nam coi trọng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường thuận lợi, an toàn và thu hút. Từ các phân tích trên, việc sửa đổi cả bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý trong thời điểm này là hoàn toàn phù hợp.

Về sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 146 liên quan đến thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, qua thảo luận, đa số ĐBQH bày tỏ sự đồng tình với việc dự luật sửa đổi theo hướng bổ sung trách nhiệm tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm cho Công an xã. Tình hình dịch bệnh COVID-19 tác động đến khó khăn trong hoạt động của xã hội nói chung và khó khăn trong hoạt động xử lý các tình huống liên quan đến tội phạm cở cơ sở nói riêng. Thời gian qua, Công an xã đã tăng cường lực lượng chính quy về cơ sở khá nhiều. Lực lượng này này có thể giải quyết ngay tại chỗ một số tình huống, giảm áp lực quá tải cho Công an huyện; đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở cả trước mắt và lâu dài. Nguồn năng lực của Công an xã dù đã được chuyển biến nhiều, tuy nhiên thời gian tới cần tiếp tục tính toán về nhân sự, tái đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất với một lộ tình khẩn trương, tích cực. Đồng thời, khi Công an xã được bổ sung trách nhiệm kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm thì Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện sẽ dùng biện pháp nghiệp vụ để kiểm sát chặt chẽ hoạt động này của Công an xã, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Cũng trong buổi sáng, ĐBQH tiến hành thảo luận ở tổ về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Các vị ĐBQH An Giang tán thành sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm, sau 20 năm thực hiện; đánh giá cao sự chuẩn bị của ban soạn thảo.

25-Qh-thaoluan-ag-2.JPG
Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương chủ trì buổi thảo luận tổ

Trưởng đoàn ĐBQH An Giang Trần Thị Thanh Hương thống nhất cao khi dự án luật đề cập đến bảo hiểm vi mô, hướng đến việc hỗ trợ, bảo vệ cho các đối tượng có thu nhập thấp trước khó khăn, là việc có ý nghĩa khi liên quan đến đảm bảo an sinh xã hội, có nhiều đặc thù so với bảo hiểm thương mại. Tuy nhiên, đề nghị ban soạn thảo quan tâm bổ sung nội dung ưu đãi về thuế đối với hoạt động bảo hiểm vi mô của doanh nghiệp. Thông qua đó, khuyến khích doanh nghiệp tăng cường triển khai, thực hiện bảo hiểm vi mô. Đề nghị nghiên cứu làm rõ khó khăn, vướng mắc liên quan đến bảo hiểm tương hỗ, để việc triển khai Luật khả thi. Cần cân nhắc vai trò phù hợp của các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện hoạt động bảo hiểm vi mô, nhằm đảm bảo tốt chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên; có đánh giá, phân tích tác động về giới, nghiên cứu lồng ghép nội dung liên quan đến giới trong dự thảo Luật một cách rõ nét hơn…

Phó Trưởng đoàn ĐBQH An Giang Trình Lam Sinh cho rằng, dự án Luật có phạm vi điều chỉnh rất rộng, tác động đến nhiều mặt xã hội, nhiều mối quan hệ, nhiều lĩnh vực, nhiều bộ luật khác. Vì vậy, rất cần hành lang pháp lý rõ ràng, nhằm cân bằng quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên khi tham gia ký hợp đồng bảo hiểm. Đề xuất xây dựng cụ thể, rõ ràng hơn về cơ chế quản lý của nhà nước đối với loại hình kinh doanh bảo hiểm, đảm bảo tính minh bạch, cân bằng và bảo vệ quyền lợi các bên mua bảo hiểm. Đồng thời đề nghị điều chỉnh một số nội dung tại Điều 3 cho phù hợp, dễ hiểu; thống nhất sự cần thiết quy định tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm (nhưng chỉ là phối hợp với cơ quan nhà nước trong quản lý).

ĐBQH Nguyễn Văn Thạnh cho rằng, một số nội dung cơ bản của dự án Luật chưa được thể hiện đầy đủ, toàn diện so với thực tế. Việc chuyển đổi mô hình quản lý tài chính đối với doanh nghiệp là 1 trong những nội dung lớn và mới, ảnh hưởng đến chất lượng doanh nghiệp và thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên, dự án Luật quy định sau 5 năm từ ngày Luật có hiệu lực, doanh nghiệp phải áp dụng quy định về quản trị rủi ro vốn, khả năng thanh toán…, cần làm rõ vấn đề này. Về hợp đồng giao dịch dân sự, quy định chế định hợp đồng (hậu quả pháp lý, gắn kết từng hợp đồng bảo hiểm cụ thể…) dễ có sự nhầm lẫn giữa các tiêu chí, trường hợp, dẫn đến hợp đồng vô hiệu và đơn phương chấm dứt hợp đồng, cần điều chỉnh lại.

Tin, ảnh: G.K

Lượt người xem:  Views:   108
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật1

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by