Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thể thao - Du lịch

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Thể thao - Du lịch
Thứ 4, Ngày 04/03/2020, 10:00
Du lịch An Giang - một năm khởi sắc
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
04/03/2020 | TGAG

​(TUAG)- An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có đường biên giới dài gần 100km giáp 2 tỉnh Takeo và Kandal (Campuchia), với lợi thế là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi vừa có sông, có núi, là cửa ngõ giao thương với các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong với hai cửa khẩu quốc tế đường thủy và đường bộ cùng với sự đa dạng về văn hóa và tôn giáo với nhiều di tích, lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và sự phát triển văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng.

Tỉnh cũng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra Chủ tịch Tôn Đức Thắng, người con ưu tú của quê hương An Giang, là điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác và có hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chính vì lẽ đó, tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020, An Giang đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn phát triển theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh.

 

Năm 2019, An Giang đón khoảng 9,2 triệu lượt khách tăng 8,23% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, lượt khách lưu trú của các khách sạn đạt chuẩn là 700 ngàn lượt, tăng 7,69% so với cùng kỳ năm 2018; lượt khách lưu trú tại các nhà nghỉ, nhà trọ ước đạt 500 ngàn lượt tăng 42,85% so với cùng kỳ 2018; khách quốc tế ước đạt 120 ngàn lượt tăng 20% so với cùng kỳ năm 2018. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 14,85% so với cùng kỳ năm 2018.

Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch phát triển mạnh ở các hạng sao từ 2 đến 3 sao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 95 cơ sở lưu trú du lịch (trong đó có 01 khách sạn 4 sao, 5 khách sạn 3 sao, 8 khách sạn 2 sao, 38 khách sạn 1 sao, 2 nhà nghỉ du lịch) với tổng số hơn 4.600 phòng, tăng gần 500 phòng so với cùng kỳ. Trong đó, số lượng phòng khách sạn hạng 3 sao tăng mạnh, chiếm trên 50% số lượng phòng gia tăng. Điều này thể hiện phần nào việc thu hút lượng khách ở phân khúc thị trường có mức chi trả cao, thể hiện khả năng cạnh tranh của du lịch An Giang so với các tỉnh, thành phố trong khu vực. Hệ thống lữ hành phát triển ổn định và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, tỉnh hiện có 22 công ty lữ hành (10 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế; 12 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa).

 

An Giang có 15 địa điểm tham quan, du lịch đa dạng các loại hình như du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch thể thao giải trí, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch tham quan di tích văn hóa lịch sử kết hợp du lịch mùa nước nổi... thu hút sự quan tâm của đông đảo khách du lịch. Trong đó, có 3 địa điểm đã được công nhận: Khu du lịch quốc gia Núi Sam, Khu du lịch Núi Cấm, và Điểm du lịch Đồi Tức Dụp. Ngoài những điểm đến góp phần xây dựng thương hiệu du lịch An Giang, tỉnh còn có những lễ hội độc đáo mang tính đặc thù khác biệt như đua bò Bảy Núi, Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam; những địa danh di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng Đồi Tức Dụp, Nhà mồ Ba Chúc, Cù lao Giêng… Có nhiều tổ chức, cá nhân đã đầu tư phát triển các mô hình sản phẩm du lịch mới thu hút khách du lịch: Du lịch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của đơn vị Nông trại Phan Nam tọa lạc tại xã Mỹ Khánh (TP. Long Xuyên) được thành lập rộng hơn 4 ha, Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Tuấn Phong tại TP. Châu Đốc, vườn dưa lưới Giving’s Farm (Mỹ Hòa - Long Xuyên), điểm vui chơi giải trí Hanabana (huyện Thoại Sơn),…. Các địa điểm check-in được đông đảo giới trẻ biết đến như cụm hồ Tri Tôn (Ô Tà Sóc, Soài So, Soài Chek, Ô Thum, Tà Pạ, hồ đá Latina...), Vồ Hội - Núi Tô, Chùa Hàng Còng, Chùa Xvay-ton, Chùa Phước Lâm (Chùa Lầu) cánh đồng thốt nốt, thành đường hồi giáo (Tân Châu)... Các danh lam thắng cảnh, điểm đến du lịch An Giang thường xuyên được giới trẻ và khách du lịch quan tâm, giới thiệu trên các trang thông tin và mạng xã hội. Đến thời điểm hiện tại, website http://angiangtourism.vn/ có khoảng hơn 2 triệu lượt người truy cập và hơn 5.000 lượt thích.

 

Trong năm 2019, ngành đã tích cực triển khai các hoạt động như tổ chức Hội thi Hướng dẫn viên du lịch tại điểm giỏi tỉnh An Giang năm 2019; tổ chức 18 lớp nghiệp vụ, tập huấn kỹ năng du lịch cho trên 700 học viên với tổng kinh phí gần 01 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và xã hội hóa của doanh nghiệp; tổ chức 04 lớp tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn về công tác bảo vệ môi trường du lịch và văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động du lịch. Lắp đặt 86 biển chỉ dẫn du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang. Thực hiện các Chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch đã ký kết: Cụm hợp tác, liên kết phát triển du lịch phía Tây ĐBSCL, TP Hồ Chí Minh, với nhiều hợp đồng giá trị kinh tế cao; tổ chức các đoàn famtrip nhằm quảng bá sản phẩm du lịch không những gia tăng lượng khách từ các tỉnh thành đã ký kết mà còn thu hút nguồn khách từ các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, năm 2019 đánh dấu sự xuất hiện của nhiều dự án đầu tư du lịch quy mô lớn, cao cấp của nhiều nhà đầu tư chiến lược như VinGroup, SunGroup, T&T, Phú Cường... ở nhiều địa bàn trọng điểm và tiềm năng về du lịch.

Nhiều doanh nghiệp du lịch được vinh danh các hạng mục giải thưởng uy tín trong khu vực. Tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Cần Thơ năm 2019 với các hạng mục như: Chi nhánh Công ty TNHH MTV Dịch vụ lữ hành Saigontourist tại An Giang và Công ty TNHH MTV Dịch vụ lữ hành An Giang là “Công ty lữ hành đón khách nội địa nhiều nhất năm 2019”, Công ty Cổ phần Du lịch - Thương mại Hàng Châu là “Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy đón khách du lịch nhiều nhất năm 2019”. Điểm dừng chân du lịch Vạn Hương Mai được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL công nhận là Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL năm 2019.

Các địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá như: Khu du lịch quốc gia Núi Sam đón khoảng 5,5 triệu lượt khách, Khu du lịch Núi Cấm đón trên 01 triệu lượt. Nhiều địa phương khác cũng đón lượng khách tương đối từ 200 nghìn lượt khách trở lên: Tức Dụp, Trà Sư, Ba Chúc, Núi Sập, Vạn Hương Mai… Đặc biệt, Khu du lịch Núi Sam được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển tương xứng quy mô Khu du lịch quốc gia với nhiều đề án đang được triển khai thực hiện: Quy hoạch 8 phân khu chức năng phát triển du lịch; Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam; thực hiện Hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt khu Danh lam thắng cảnh Núi Sam.

 

Môi trường du lịch được đảm bảo an toàn. Các khu du lịch, điểm du lịch đều thành lập lực lượng bảo vệ trật tự, đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng tại các khu vực tập trung nhiều khách du lịch. Công tác thanh kiểm tra, xử lý trong hoạt động du lịch như: chống đeo bám, chèo kéo khách, ăn xin trá hình tại các điểm du lịch, bình ổn giá trong các dịp lễ hội,... được triển khai thường xuyên.

Trên cơ sở kết quả đạt được năm 2019, An Giang đặt mục tiêu đón 10.000.000 khách du lịch năm 2020, tăng 8,7% so với cùng kỳ. Tổng thu du lịch ước đạt 7.500 tỷ đồng, tăng 36,36% so với cùng kỳ.

Với những thành tựu đạt được năm 2019, ngành du lịch sẽ tiếp tục triển khai các chủ trương về việc xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút đầu tư, tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch với các giải pháp cụ thể để phát triển ngành du lịch tỉnh nhà. Kỳ vọng năm 2020 du lịch An Giang sẽ có bước tiến mới, mạnh mẽ để hoàn thành mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020./.


NGUYỄN KHÁNH HIỆP
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lượt người xem:  Views:   2528
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by