Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thể thao - Du lịch

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Thể thao - Du lịch
Chủ Nhật, Ngày 15/12/2019, 21:00
Cần phải có thương hiệu du lịch chung cho vùng
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
15/12/2019

Mặc dù có tiềm năng, song thực tế hiệu quả phát triển du lịch của khu vực đồng bằng sông Cửu Long chưa tương xứng. Cần phải có thương hiệu du lịch chung cho vùng là giải pháp để giúp cho du lịch khu vực này “cất cánh” trong thời gian tới.

 
Đại diện TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL kí kết hợp tác phát triển du lịch trong ngày 14/12 (ảnh: Hoàng Tuyết)
Ngày 14/12, tại TP Bạc Liêu, UBND TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thành Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) về liên kết hợp tác phát triển du lịch lần II năm 2019 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kết nối phát triển du lịch liên vùng.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu; Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh; Lê Quang Tùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng đại diện lãnh đạo của 12 tỉnh, thành ĐBSCL.

Tại Hội nghị, đại diện các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đều cho rằng, mặc dù có tiềm năng rất phong phú, nhưng nhìn chung du lịch toàn vùng ĐBSCL phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu các trung tâm và điểm đến du lịch có tính đặc trưng cao, đẳng cấp chất lượng quốc tế, sản phẩm du lịch kém đa dạng và gần giống nhau giữa các tỉnh trong vùng.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung cho rằng, để triển du lịch một cách bền vững, các địa phương cần tăng cường đầu tư trong chương trình liên kết, nhất là khuyến khích các doanh nghiệp lớn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đầu tư vào du lịch vùng ĐBSCL.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu, các địa phương cần hợp tác xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, không trùng lắp nhau.

Đại diện cho phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Vietravel cho rằng, các địa phương cần xây dựng một thương hiệu du lịch chung đồng thời, phải kêu gọi người dân, nhất là các doanh nghiệp cùng tham gia liên kết, phát triển, tạo nên các sản phẩm ấn tượng. ĐBSCL cũng có ẩm thực phong phú, ông Kỳ cho rằng, du lịch cần đẩy mạnh nhiều hoạt động ẩm thực và thể thao để tạo sự kiện, điểm nhấn thu hút du khách hằng năm.


Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị (ảnh: Hoàng Tuyết)
Về phía TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và liên ngành, do đó sự thiếu đồng bộ và phối hợp trong đầu tư về kết nối giao thông, hạ tầng, kinh tế, nguồn nhân lực đã tác động trực tiếp đến tốc độ phát triển của ngành. Việc liên kết phát triển trong du lịch cần được nhận diện là một trong những đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của các tỉnh, thành ĐBSCL cũng như TP Hồ Chí Minh.

Cũng đồng tình với ý kiến của các địa phương, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho rằng cần hình thành nên một thương hiệu du lịch chung toàn vùng và tạo ra sự đa dạng trong hành trình của du khách đến khu vực; đặt mục tiêu tăng chi tiêu bình quân và kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho biết, mỗi địa phương có một lợi thế riêng do đó, cần liên kết sản phẩm du lịch trong kế hoạch xây dựng chương trình du lịch cụ thể, xây dựng một thương hiệu chung đồng thời có giải pháp để kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Cần kêu gọi những tập đoàn du lịch lớn tham gia để tạo sự phát triển mạnh mẽ hơn, có sự gắn kết hơn giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở mức phù hợp để phát triển du lịch địa phương.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng đánh giá cao sự chủ động, tích cực của TP Hồ Chí Minh và các địa phương trong vùng ĐBSCL đã khẩn trương cụ thể hóa kết quả Hội nghị lần thứ nhất tại TP Hồ Chí Minh vừa qua. Thứ trưởng Lê Quang Tùng cho rằng trên cơ sở thỏa thuận, TP Hồ Chí Minh và các địa phương cần xây dựng kế hoạch liên kết hợp tác cụ thể cho 6 nội dung hợp tác đã xác định, từ đó đề ra kế hoạch liên kết hợp tác hằng năm. Ngoài ra, các địa phương trong vùng cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng cường quản lý điểm đến, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện.

Được biết, 6 nhóm nội dung công tác trọng tâm trong Kế hoạch hành động năm 2020, bao gồm: Xác lập cơ chế điều hành của Hội đồng liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL; Thực hiện các hoạt động để phát triển sản phẩm du lịch của vùng và của từng địa phương; Đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch vùng; Đẩy mạnh xúc tiến du lịch; Phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng; Công tác kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

Tại hội nghị cũng diễn ra lễ ký kết thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL giai đoạn 2020-2025.

Năm 2018, lượng du khách đến ĐBSCL đạt 40 triệu lượt, tăng 17%; trong đó du khách quốc tế đến ĐBSCL đạt 3,7 triệu lượt, tăng 20% so với năm 2017 và tổng doanh thu toàn ngành du lịch đạt 24 tỷ đồng. Riêng 10 tháng của năm 2019, tổng lượng khách cả vùng ĐBSCL đạt 32 triệu lượt, trong đó có 5,5 triệu khách quốc tế.

H.T
Lượt người xem:  Views:   32
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by