Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chính trị

Chào mừng quý vị đến với Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang!
Chính trị
Thứ 2, Ngày 06/04/2020, 12:00
Con đường dẫn Bác Hồ đến với Lênin
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
06/04/2020 | TGAG

​(TUAG)- Kỷ niệm 150 năm ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870 - 22/4/2020.

Năm 1858, thực dân Pháp đưa quân xâm lược  nước ta. Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập trở thành xứ thuộc địa. Khắp cả ba miền Nam, Trung, Bắc nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp đã diễn ra liên tục và mạnh mẽ. Non một thế kỷ, mấy trăm cuộc khởi nghĩa dưới nhiều ngọn cờ, nhưng không thành! Cả dân tộc đứng trước cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối. Trong hoàn cảnh đó, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Song, không giống các bậc tiền bối, anh Nguyễn đi theo một con đường khác, Anh giải thích: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”...

 

Trên hành trình ròng rã gần 10 năm: Anh đi qua 3 đại dương, 4 châu lục với khoảng ba chục quốc gia; đặc biệt đã đặt chân tới ba nước đế quốc lớn là Mỹ, Anh và Pháp; là những năm tháng “thấm dầy thực tiễn”,  giúp Anh nhận ra: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: Giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”. Tháng 6/1919, với tên mới là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, Anh gửi đến Hội nghị Véc-xây “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”. Nhưng dĩ nhiên, không được chấp nhận, Anh kết luận: “Chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn”. “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.

Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp. Nhưng qua những cuộc thảo luận sôi nổi trong Đảng vẫn chưa giúp Anh chọn lựa được “con đường”… Đến cuối tháng 7 năm 1920, sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Anh “sáng tỏ” ra nhiều điều: Khẳng định “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. “Luận cương” làm Anh vui mừng đến phát khóc: Cảm động, phấn khởi và tin tưởng biết bao… Từ đó đi đến kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Nguyễn Ái Quốc đặc biệt đề cao vai trò của Lê-nin: “Lênin đã đặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa. Lênin là người đầu tiên đã kiên quyết lên án mọi thành kiến về vấn đề này còn âm ỷ trong đầu óc của nhiều nhà cách mạng châu Âu và châu Mỹ… Lênin là người đầu tiên đã hiểu và đánh giá hết tầm quan trọng lớn lao của việc lôi cuốn nhân dân các nước thuộc địa vào phong trào cách mạng. Lênin là người đầu tiên đã chỉ rõ rằng, nếu không có sự tham gia của các dân tộc thuộc địa, thì cách mạng xã hội không thể có được…  Việc Lênin giải quyết vấn đề dân tộc hết sức phức tạp ở nước Nga Xô-viết là một thứ vũ khí tuyên truyền mạnh mẽ trong các nước thuộc địa. Trong con mắt của các dân tộc thuộc địa, trong lịch sử cuộc đời khổ đau và bị mất quyền của các dân tộc thuộc địa, Lênin là người sáng tạo ra cuộc đời mới, là ngọn hải đăng chỉ dẫn con đường đi tới giải phóng cho toàn thể nhân loại bị áp bức”.

Cuối tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ đó, vừa tiếp tục hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp, Người vừa tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Vì theo Người: Để làm cách mạng “trước hết phải có đảng cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh mới thành công... Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt”. “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Chính nhờ hoạt động không mệt mỏi của Bác và nhiều nhà cách mạng tiền bối mà đến năm 1930, Đảng ta đã “chân chính ra đời” với một Cương lĩnh đúng đắn. Từ đây, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam - thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh của Đảng đã đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử, khắc phục sự khủng hoảng về đường lối cứu nước. Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Công lao to lớn đầu tiên của Bác đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam là đã tìm ra con đường cứu nước, khai phá con đường giải phóng dân tộc”.

Ngay từ lúc mới ra đời, Đảng ta liền giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Mầu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã làm nên những thắng lợi vĩ đại: Việt Nam từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.

Hồ Chí Minh tổng kết: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Thiên tài của Lênin có sức hút to lớn. Nhưng, hơn thế nữa, theo Bác Hồ: “Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi”. Bác còn nói: “Lênin dạy chúng ta phải ra sức chống quan liêu, tham ô, lãng phí. Dù vô tình hay cố ý, duy trì ba bệnh ấy tức là giúp sức cho kẻ địch và làm hại cho nhân dân, cho Chính phủ, cho Đảng”. Để chống lại những căn bệnh đó, “Lênin dạy chúng ta giản đơn và khiêm tốn, trong sạch và chính trực”; “phải thật thà tự phê bình và phê bình để đoàn kết chặt chẽ và tiến bộ mãi”…

Bác đúc kết: “Chủ nghĩa Lênin là lực lượng tư tưởng hùng mạnh…”. Khi đi vào đời sống tinh thần của dân tộc ta, nó trở thành “trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc”. “Khi còn sống, Người là người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới…”./.

TRUNG THÀNH
Lượt người xem:  Views:   1997
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (click)

Tác giả

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Phân loại

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by